banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 13/04/2017, 09:47 AM
Chủ đề này đã có 455 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
10 lỗi phổ biến trong thư xin việc của sinh viên
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Nhờ được vinh dự đánh giá và tuyển mộ vô số nhân viên nên bàn tôi luôn đầy kín hồ sơ và thư xin việc, đủ mọi thể loại. Một số bộ thì khá ấn tượng, nhưng phần lớn thì chán òm, đôi khi còn 'tuyệt' tới mức tôi chỉ muốn đốt liền thay vì làm bẩn chiếc thùng rác thân yêu.

Tư vấn tuyển sinh để chọn trường phù hợp với năng lực và sở thích của các bạn học sinh, click để tham khảo thêm  http://thanhnien.vn/ban-can-biet/tu-van-tuyen-sinh-chon-nganh-phu-hop-2017-795886.html
 
 
Thư xin việc là vật đập vào mắt nhân viên phòng Nhân sự và ban tuyển dụng đầu tiên, vì vậy hãy cẩn trọng. Dưới đây là 10 lỗi phổ biến mà bạn nên tránh, và một vài hướng dẫn để sửa đổi. 
 
1. Viết sai tên công ty
 
Nghe thì buồn cười nhưng rất nhiều người viết sai chính tả tên công ty họ đang ứng tuyển. Đừng nghĩ đó chỉ là lỗi vụn vặt dễ bỏ qua nhé. Nếu bạn không thể dành chút thời gian để đánh vần cho đúng, hoặc kiểm tra cẩn thận thư xin việc thì khi làm việc thực sự sẽ ra sao?
 
2. Không ghi rõ tên người tuyển dụng
 
Những người chịu trách nhiệm tuyển mộ nhân viên, hiển nhiên phải có một cái tên, và một vị trí trong công ty. Nếu họ đăng tin tuyển dụng cho công ty thì nhiều khả năng có ghi kèm tên và thông tin liên lạc. Nếu không thì đây là cơ hội tuyệt vời để bạn tranh thủ chứng tỏ sự quan tâm tới công việc này. Những dịp hiếm hoi khi không có tên người đi kèm địa chỉ mail, bạn hãy tìm nhanh số điện thoại của công ty, rồi dùng điện thoại để gọi thử. Hãy yêu cầu nói chuyện với chuyên viên Nhân sự, nếu được, nhưng nếu là cơ quan nhỏ thì cứ hỏi trực tiếp cô bạn tiếp tân để lấy thông tin. Đây chỉ là việc cá nhân, nhưng chứng tỏ bạn sẵn sàng dành thời gian để xử lý chu toàn công việc. 
 
3. Quá ngắn hoặc quá dài
 
Lá thư xin việc sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn thông qua thông tin cá nhân, một số ghi chú về kỹ năng chuyên môn cũng như tính cách đi kèm. Nhưng nhớ đừng dông dài về chuyện cá nhân, ví dụ như kể về giải thưởng khoa học hồi lớp 4, hay than thở về sự nghèo túng, cùng quẫn tới mức sẵn lòng làm việc với bất kỳ ai.
 
Hãy xem lá thư như một bản tóm tắt về bản thân, cùng những giá trị bạn mang về cho công ty, thế nên hãy viết ngắn gọn vài đoạn văn thôi là đủ gây ấn tượng tốt đẹp rồi. Không ai thèm đọc kỹ một đọan giới thiệu dài cả trang giấy đâu. Tương tự, nếu viết thư quá ngắn gọn tức là bạn đã gửi lời chào tạm biệt. Nếu chỉ viết đơn giản 'Tên tôi là.... Đây là thư xin việc của tôi.' thì không ổn. Không ổn tí nào. Viết chừng 200 từ là được.
 
4. Viết sai chính tả
 
Ở trên tôi có nói chuyện viết sai tên công ty rồi, nhưng bạn hãy xem xét kỹ lưỡng chính tả và ngữ pháp trong thư xin việc, lý lịch, và thông tin kèm theo, Chỉ cần viết sai tên nhà tuyển dụng hay vị trí ứng tuyển thôi là đơn ứng tuyển của bạn sẽ bay ngay vào máy xé giấy. Thêm nữa, hãy chú tâm vào thông tin liên lạc cá nhân của bạn, thử nghĩ xem, viết sai một ký tự trong địa chỉ email là không ai liên hệ  được với bạn luôn, phải không?
 
5. Tự kiêu
 
Ai cũng ngán một anh chàng mắc bệnh 'biết tuốt', và không ai muốn làm đồng nghiệp với một kẻ tự phụ. Tự tin là tốt, nhưng tự phong là giỏi nhất thì không hay ho gì đâu. Đừng dại mà viết 'Tôi là người giỏi nhất' hay 'Công ty sẽ không tìm thấy một siêu sao nào khác ngoài tôi đâu.'
 
6. Sáo rỗng
 
10 lỗi phổ biến trong thư xin việc của sinh viên
 
Hãy sửa thư xin việc ứng theo từng công ty bạn ứng tuyển. Bạn có thể dùng một bản mẫu rồi sửa chỗ này chỗ khác cẩn thận để tạo ra các lá đơn khác nhau. Ví dụ bạn có bằng tiếng Anh, và đang dự tuyển nhiều công việc khác nhau. Nếu bạn muốn trở thành giáo viên ngoại ngữ thì ghi thêm các ngôn ngữ bạn nói được và những nơi bạn từng tới. Còn nếu ứng tuyển công việc viết lách thì liệt kê các tờ báo, trang tin đăng bài bạn. Đừng lặp lại thông tin trong lý lịch, hãy tranh thủ đưa vào những điểm sáng để giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác. 
 
7. Dùng sai phông chữ
 
Cái này nghe có vẻ tầm thường nhưng kì thực lại vô cùng quan trọng. Nếu gửi email thư xin việc thì hãy dùng phông chữ 'sans serif', màu chữ đen cho dễ đọc. Mặc dù bạn muốn cá nhân hóa thư xin việc nhưng đây không phải lúc xài phông chữ xoắn màu xanh lam hay tím đâu. Nếu gửi thư xin việc in sẵn thì bạn sẽ tự do hơn chút, đặc biệt là khi ứng tuyển những vị trí sáng tạo như thiết kế hình ảnh,... vì bạn có cơ hội thể hiện cá tính của bản thân. Nhưng bạn sẽ không tới nổi phòng phỏng vấn với phông chữ Papyrus hay Comic Sans đâu. 
 
8. Bất tuân chỉ dẫn
 
Rất nhiều vị trí có đi kèm hướng dẫn đặc biệt cho ứng viên, và nếu không làm theo thì CV của bạn sẽ 'về với cát bụi' ngay. Nếu hướng dẫn bảo bạn không nên gọi điện thì chớ gọi. Nếu hướng dẫn yêu cầu đính kèm thư xin việc, lý lịch và đường dẫn có liên quan với công việc thì nhớ làm theo.
 
9. Gửi thư bằng địa chỉ email không chuyên nghiệp
 
Có thể hồi trung học bạn sẽ nghĩ một địa chỉ email táo bạo nhưng khi xin việc thì không phải vậy. Chỉ mất vài phút để lập tài khoản Gmail có chứa tên họ thôi là thư xin việc của bạn sẽ gây ấn tượng, thay vì dùng địa chỉ email kiểu khianhyeu@trieutraitimtanvo.com.
 
10. Quên đính kèm CV.
 
Chuyện này rất thường xảy ra với bất cứ ai gửi 50 thư một ngày. Đây chính là căn cứ để loại ngay những ứng viên kém cẩn trọng. Hãy lịch thiệp và luôn tôn trọng nhà tuyển dụng, kết lá thư bằng cách cảm ơn vì họ đã dành thời gian cho bạn.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong