Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Bạn trẻ nên ngừng ảo tưởng-phần 1
Hơn một tuần nay, cộng đồng mạng dậy sóng với bài viết “Ngưng ảo tưởng với câu hỏi em muốn được làm trong môi trường chuyên nghiệp”, mang nội dung vạch ra những khuyết điểm về thái độ làm việc của những người trẻ với giọng điệu khá gay gắt. Và bài báo đã nhận được rất nhiều phản hồi mà đa số là đồng tình, thể hiện sự bức xúc của những “người tự nhận mình lớn” dành cho các bạn trẻ.
Hôm nay Mr. Buddy muốn giới thiệu một ý kiến trái chiều khá thú vị, phản biện lại bằng những trải nghiệm thực tế qua nhiều doanh nghiệp đa quốc gia của bạn có nick Facebook là Trann – một người không quá trẻ nhưng cũng chẳng hề già, và đặc biệt là đã dành nhiều tâm huyết đào tạo lớp nhân sự trẻ tài năng. Mời bạn cùng đọc và suy ngẫm với Buddy nhé!
Dạo này mọi người nô nức chia sẻ bài báo "Ngưng ảo tưởng với câu hỏi em muốn được làm trong môi trường chuyên nghiệp". Cảm xúc của Trann sau khi đọc bài này thì lại ngược với số đông, có thể vì Trann được "may mắn" trải qua các loại môi trường làm việc mà theo Trann là "đặc sắc" về cái gọi là "chuyên nghiệp. Nếu bản thân người viết bài có tâm, thì Trann nghĩ cách dùng từ sẽ mang tính định hướng và chia sẻ nhiều hơn là "lên lớp" và tạo khảng cách với các bạn trẻ như trong bài viết trên. Trann cảm nhận đâu đó là giọng điệu "bắt nạt" của một người lâu năm dành cho các bạn mới chân ướt chân ráo vào đời!
Muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp- Đây là mong muốn không chỉ của các bạn trẻ mới đi làm, mà còn là mong muốn của rất nhiều người đi làm nhiều năm muốn tìm cho mình một trường làm việc "chuyên nghiệp" thật sự, chứ không phải kiểu chạy quảng bá rầm rộ hằng năm, rồi đến khi tuyển được người tài vào công ty rồi để nhân tài bị vỡ mộng “à thì ra công ty mình cũng đâu chuyên nghiệp gì!”.
Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Nếu trách người trẻ vào làm việc trong công ty không chuyên nghiệp thì những người làm việc lâu năm như thế nào?
1. Những người làm việc lâu năm là những người hiểu rõ về quy trình hiện tại của doanh nghiệp và các nút thắt trong quy trình này, vậy tại sao họ lại không phải là người giúp những người mới hiểu được nút thắt của các bạn là nằm ở đâu, và nó ảnh hưởng đến công việc của những người khác như thế nào?
Mình từng đi làm ở công ty rượu lớn nhất thế giới, nơi đó mình quan sát được các bạn trẻ mới vào đều có những buổi gọi là induction và các trưởng bộ phận sẽ giới thiệu cho các bạn về nhiệm vụ và vai trò của các phòng ban. Rồi sau đó sếp các bạn ấy sẽ phải là người giải thích cho các bạn hiểu các bạn sẽ cần làm việc với ai là cần làm những gì. Và mình thấy sau đó các bạn trẻ ai làm việc cũng mang tính tự lập rất cao, năng suất làm việc tốt và ngay cả bản thân các bạn cũng trưởng thành nữa. Nên thay vì trách các bạn trẻ, hãy tạo cho họ một môi trường chuyên nghiệp thật sự và truyền lửa sự chuyên nghiệp này cho các bạn. Không phải cứ quan sát rồi đúc kết và đưa ra định kiến mà phải là người giải quyết được vấn đề.
2. Sự chuyên nghiệp đôi khi còn mâu thuẫn với văn hoá doanh nghiệp. Trải qua nhiều công ty, Trann phát hiện rằng những người làm lâu năm lại là những người làm “biến chất" văn hoá doanh nghiệp và sự chuyên nghiệp bấy lâu nay mà nhiều người đi trước đã xây dựng lên. Thực tế thì làm lâu năm nên nhiều người (có sức ảnh hưởng rộng) tự ý cắt bớt quy trình, hoặc dùng các mối quan hệ không phải phép để đàn áp người khác. Hoặc một anh làm "lớn" mới vào, ảnh mang luôn cái văn hoá công ty cũ của ảnh theo và khiến mọi thứ hỗn độn, giấy tờ công tác thay vì phải tự mình khai và nộp để duyệt nhưng lại đẩy cho nhân viên của mình để thực hiện, lắm lúc còn phải bịa ra giao dịch vì sếp không có hoá đơn. Đến lúc bị phát hiện thì trách nhiệm đẩy về cho cấp dưới hoặc nổi một trận lôi đình kiểu như vừa ăn cướp vừa la làng. Vậy thì trong trường hợp này người cấp dưới cũng là một mắt xích, không làm thì bị sếp mắng, mà làm thì đến lúc xé ra chuyện lại bị nói là không chuyên nghiệp. Nên câu chuyện có thể đúng dưới góc nhìn này nhưng sẽ sai nếu nhìn theo góc khác.
|