banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 16/05/2017, 04:04 PM
Chủ đề này đã có 577 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
3 bí quyết giúp tạo thiện cảm cho ứng viên về thương hiệu tuyển dụng
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Đã qua rồi thời nhà tuyển dụng là “thượng đế” và ứng viên là “người xin việc”. Ngày nay quá trình tuyển dụng là một quy trình tương tác hai chiều khi mà cả doanh nghiệp lẫn người lao động phải chinh phục lẫn nhau để tìm tiếng nói chung. Trong công cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường “đãi cát tìm vàng” hiện nay, thì nhà tuyển dụng cũng phải biết chăm chút để tạo hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho thương hiệu của mình. Đặc biệt với sự lên ngôi của mạng xã hội thì những doanh nghiệp nào biết tận dụng hiệu ứng “tiếng lành đồn xa” sẽ là người thắng thế. 
Dưới đây là 3 điều đơn giản nhưng có thể giúp những người làm công tác nhân sự tạo được nhiều cảm nhận và trải nghiệm tốt nhất cho ứng viên về quy trình tuyển dụng của công ty:
 
Tìm kiếm việc làm nhanh chóng, uy tín trên web tuyển dụng nhân sự, tham khảo ngay  http://congly.vn/xa-hoi/giao-duc/tim-kiem-viec-lam-va-nguon-nhan-luc-tren-careerlink-197946.html
 
1. Suy nghĩ như ứng viên
Chúng ta ai cũng từng là người tìm việc vào những thời điểm nào đó trong cuộc sống. Vì vậy, hãy dùng các hiểu biết thực tế của chính mình để kiểm nghiệm lại và cải thiện quy trình tuyển dụng giúp mang lại cảm nhận tốt hơn cho ứng viên. Bạn cần có sự đồng cảm với những “nỗi lòng” mà người tìm việc thường gặp phải và tìm giải pháp cho từng khâu của quy trình. Có rất nhiều câu hỏi, đại diện cho những vấn đề, mà bạn có thể tự đặt cho chính mình, chẳng hạn:
Đơn ứng tuyển (Application Form) có quá dài và nhiều chi tiết phức tạp mà khó có thể trình bày hết trên form?
Mẫu đơn ứng tuyển đã thân thiện với người dùng chưa? Ví dụ, có những câu hỏi dài nhưng phần dành cho câu trả lời lại quá ít. Hoặc nếu là form online thì thời gian trước khi form bị “expire” có quá ngắn và ứng viên buộc phải đăng nhập vào lại để tiếp tục?
Sau khi ứng tuyển, ứng viên có nhận được thông báo xác nhận từ công ty?
Khi đến phỏng vấn, ứng viên có phải đợi chờ lâu để gặp được người phỏng vấn? Trong lúc chờ có nên phục vụ ứng viên một ly nước để giúp họ “refresh” và lấy lại bình tĩnh?
Nếu không đạt, ứng viên có nhận được thư từ chối kịp thời?
Khi ứng viên không phù hợp với vị trí này, công ty có tiếp tục giữ kết nối để dành cho những vị trí khác trong tương lai hoặc khuyến khích họ giới thiệu cho bạn bè, người thân?
Hãy hoàn thiện lại quy trình và “trực quan hóa” thành một sơ đồ gồm các bước cụ thể, bạn sẽ có một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và thân thiện hơn.
 
2. Không để ứng viên “đói” thông tin
Không có gì dễ làm ứng viên nản lòng hơn việc thiếu thông tin. Không có những hành động tương tác sẽ khiến ứng viên có cảm giác như “bị bỏ rơi” và đơn ứng tuyển của họ không quan trọng đối với nhà tuyển dụng. 
Ngày nay khá nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống thư xác nhận tự động khi ứng viên nộp hồ sơ, nhưng điểm mấu chốt chính là nội dung và những thông tin cung cấp bên trong cần xác định rõ rằng ứng viên sẽ có thể nhận được thông tin từ nhà tuyển dụng trong vòng bao lâu, các bước tiếp theo sẽ như thế nào… Điều này sẽ khiến ứng viên cảm thấy yên tâm, tin tưởng hơn, từ đó cho họ một trải nghiệm tốt hơn.
Đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ nhưng có thể giúp ứng viên cảm thấy dễ chịu. Ví dụ trường hợp công ty nằm ở vị trí không mấy dễ tìm, hãy đưa ra một số chỉ dẫn đường đi hoặc bản đồ cụ thể, cũng như thông báo chỗ gửi xe, tại tòa nhà số mấy, đi thang máy nào v.v. Chỉ cần soạn một mẫu email chung là bạn sẽ tiết kiệm được khối thời gian cho ứng viên và cho cả chính công ty. Hãy “chăm sóc” ứng viên ngay từ lúc đầu, công ty sẽ có một “fan” trung thành lâu dài đấy!
 
3. Cho ứng viên cơ hội được góp ý
Hãy tận dụng các ứng viên như nguồn thông tin phản hồi đáng tin cậy, dù sau đó bạn có thuê họ làm việc hay không. Vào cuối mỗi quy trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi để ứng viên chia sẻ nhận xét và cảm nhận của họ. Lắng nghe, ghi nhận và sử dụng những lời phê bình làm động lực nhằm cải thiện hoạt động tốt hơn, và ghi nhớ rõ những đánh giá đó trong đầu khi bạn tiếp tục gặp gỡ các ứng viên khác.
Đầu tư để người tìm việc luôn có trải nghiệm tích cực khi tương tác với công ty là một bước cực kỳ quan trọng trong nghệ thuật thu phục nhân tài, cũng như Robert Half đã nói “Time spent on hiring is time well spent.”Không chỉ có ứng viên được tuyển dụng thấy mình được công ty chào đón, mà cả những người không được chọn cũng sẽ cảm nhận rằng họ được tôn trọng. Và như là kết quả tất yếu, họ sẽ có nhã ý giới thiệu hoặc chia sẻ các thông tin tuyển dụng cho nhiều người quen khác mà họ nghĩ rằng người đó thích hợp với tổ chức của bạn hơn.
 
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong