banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 30/05/2017, 03:33 PM
Chủ đề này đã có 458 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải minh bạch các khoản thu
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Việc sẽ có quy định công khai, chi tiết các khoản người lao động phải nộp khi đi xuất khẩu lao động tại một số thị trường là tin vui đối với người lao động
 
Dự thảo thông tư hướng dẫn về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại một số thị trường của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) quy định khá chi tiết về mức phí môi giới, tiền lương và các yêu cầu cụ thể đối với các doanh nghiệp (DN) đưa lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Ả rập Xê út.
 
Căng thẳng khi lần đầu đi phỏng vấn, làm sao để giải toả yếu điểm đó, tham khảo ngay  http://camnanggiadinh.com.vn/giai-toa-cang-thang-khi-phong-van-xin-viec-n18245.html 
 
Ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm doanh nghiệp
 
Đối với các khoản phí, dự thảo quy định khá chi tiết. Cụ thể, hợp đồng dịch vụ đưa thực tập sinh sang Nhật Bản phải bảo đảm tuân thủ quy định về chi phí như sau: Phí dịch vụ theo quy định với mức không quá 3.600 USD/người/hợp đồng 3 năm (không được thu thêm phí dịch vụ đối với thời gian thực tập sinh được chuyển sang thực tập năm thứ tư và năm thứ năm); không quá 1.200 USD/người/hợp đồng 1 năm. Người lao động (NLĐ) tự chịu chi phí liên quan tới hộ chiếu, visa, lý lịch tư pháp (nếu có yêu cầu).
 
 
DN chỉ được thu các khoản phí theo quy định sau khi thực tập sinh đã được phía Nhật Bản cấp tư cách lưu trú và DN đã ký hợp đồng đưa thực tập sinh sang thực tập tại Nhật Bản với thực tập sinh. Nghiêm cấm các hành vi thu tiền trước dưới mọi hình thức đối với thực tập sinh. Mặt khác, DN chỉ được phép ký quỹ đối với thực tập sinh nếu luật pháp của Nhật Bản cho phép, tuyệt đối không được thu các khoản phí trái với luật pháp của Nhật Bản liên quan tới Chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng.
 
Đối với thị trường Đài Loan, DN dịch vụ được thu các khoản chi phí của người lao động trước khi đi làm việc tại Đài Loan như sau: Lao động làm công việc khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ thu không quá 400 USD/người/hợp đồng 3 năm; Lao động làm công việc chăm sóc người bệnh, người già tại các cơ sở y tế, dưỡng lão thu không quá 800 USD/hợp đồng 3 năm; không thu tiền môi giới với lao động là thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu hàng; Lao động làm ngành nghề khác thu không quá 1 tháng lương cơ bản/năm hợp đồng (1.500USD/hợp đồng 3 năm).
 
Đối với thị trường Ả rập Xê út, dự thảo quy định lao động sang Ả rập Xê út giúp việc nhà, trông trẻ, làm vườn, lái xe gia đình có độ tuổi từ 21 đến 47, được miễn phí môi giới. Hợp đồng đưa lao động đi làm giúp việc gia đình tại đây phải đảm bảo người lao động được chủ đài thọ chi phí đào tạo, xuất cảnh gồm vé máy bay, phí visa, dịch vụ trả cho DN Việt Nam.
 
Đồng thời, dự thảo cũng quy định khá rõ các yêu cầu đối với các công ty xuất khẩu lao động, như đối với thị trường Đài Loan, DN dịch vụ phải tổ chức đào tạo đầy đủ các nội dung đào tạo lao động khán hộ công gia đình (xuất cảnh lần đầu) theo quy định của phía Đài Loan, bao gồm: 90 tiếng đào tạo nghiệp vụ, 100 tiếng đào tạo kiến thức pháp luật và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, 200 tiếng đào tạo ngoại ngữ.
 
Doanh nghiệp sẽ cân đối các chi  phí
 
Việc sẽ có quy định công khai, chi tiết các khoản NLĐ phải nộp khi đi xuất khẩu lao động tại một số thị trường trên là tin vui đối với NLĐ. Liên quan đến vấn đề này, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, sau 10 năm thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 1/7/2007) hiện đã bắt đầu có những vấn đề phát sinh không còn phù hợp, vì vậy Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đề xuất với Bộ trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào chương trình sửa đổi luật, dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới. "Đó là những biện pháp hiện nay chúng tôi đang triển khai để đảm bảo hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài diễn ra minh bạch", ông Nam cho biết.
 
Tuy nhiên, theo ông Tăng Phúc Vinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển nguồn Nhân lực Vinh Phúc, điều kiện về mức phí môi giới đối với thị trường Đài Loan sẽ khiến các công ty xuất khẩu lao động lao đao. Bởi từ xưa đến nay mức phí môi giới mà phía Đài Loan yêu cầu luôn rất cao. "Thậm chí từ đầu năm đến nay công ty chúng tôi đã phải trừ từ phí môi giới của chúng tôi để bù cho phía bên Đài Loan nhằm giữ được hợp đồng từ thị trường này. Đài Loan tuy là thị trường số 1 của các công ty xuất khẩu lao động nhưng sự cạnh tranh cho thị trường này cũng rất khó khăn, nhiều công ty xuất khẩu lao động tự ý nâng mức phí môi giới với đối tác Đài Loan để cạnh tranh được hợp đồng", ông Vinh cho biết.
 
Về mức phí môi giới của thị trường Đài Loan, theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, trong những năm qua, tình trạng người lao động bị thu phí mức cao hơn quy định diễn ra tương đối phổ biến. Thời điểm trước năm 2012, nhiều NLĐ bị thu đến 6.000 USD, thậm chí có trường hợp trên 6.000 USD. Trong đó có nguyên nhân là do luật pháp Đài Loan không cho phép công ty dịch vụ việc làm Đài Loan thu phí môi giới, nhưng do cạnh tranh giữa các công ty này để được chủ sử dụng ủy quyền tiếp nhận lao động nước ngoài dẫn đến việc các công ty dịch vụ phía Đài Loan thường yêu cầu một khoản phí môi giới rất cao mới tiếp nhận lao động đối với tất cả các nước.
 
Bàn về các tiêu chí cụ thể khác trong dự thảo, ông Vinh cho rằng, các điều kiện để doanh nghiệp dịch vụ có nguyện vọng cung ứng sang lao động sang thị trường Đài Loan khá phù hợp và đã được quy định tại một số văn bản khác. Cụ thể như, doanh nghiệp phải có tối thiểu một cán bộ chuyên trách thị trường và một cán bộ chuyên trách quản lý lao động. Các cán bộ chuyên trách này có chứng chỉ tiếng Trung trình độ tối thiểu SHK5, TOCFL 4 hoặc tương đương. Có tối thiểu một cán bộ chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết có ít nhất một năm kinh nghiệm trong hoạt động đưa người lao động sang Đài Loan.  Theo ông Vinh, đây đều là những điều kiện cần và đủ để các DN xuất khẩu lao động phải có khi cung ứng lao động sang thị trường Đài Loan.
 
Về mức phí đưa lao động sang thị trường Nhật Bản, ông Đào Xuân Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cung ứng nhân lực LOPD cho rằng, mức phí của thị trường Nhật Bản thường khá cao, nếu muốn làm đúng như dự thảo thì DN sẽ phải cân đối lại khá nhiều mức phí khác, đồng thời sẽ phải làm việc lại với bên phía Nhật Bản để có mức phí thích hợp hơn.
 
Nguồn: http://vietnamnet.vn/

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong