Tìm kiếm công việc phù hợp? Không khó
BƯỚC 1: ĐỊNH HƯỚNG VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Đó là việc bạn lựa chọn cho mình những cơ hội nghề nghiệp phù hợp. Chẳng hạn như những công việc mà bạn cho rằng mình sẽ dễ dàng thích nghi cũng như có thể phát triển được các tố chất, kỹ năng, kiến thức một cách tốt nhất. Sự định hướng sẽ giúp bạn dễ dàng nhận diện được các cơ hội việc làm phù hợp, và giúp ích cho bạn trong việc thăng tiến sau này.
BƯỚC 2: TÌM KIẾM CÔNG VIỆC QUA CÁC NGUỒN MÀ BẠN CÓ THỂ TIẾP CẬN
Qua internet: Hiện nay có rất nhiều trang tuyển dụng trên Internet đăng tuyển các công việc. Bạn hãy đọc kỹ nội dung đăng tuyển đó có phù hợp với bạn hay không? Nếu phù hợp bạn đừng ngần ngại làm CV online và ỨNG TUYỂN ngay.
Qua Facebook: Có rất nhiều trang cộng đồng tuyển dụng trên facebook đăng tin tuyển dụng. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc thật kỹ vì có thể những công việc không được xác thực hoặc mang tính chất lừa đảo. Những trang facebook uy tín sau đây sẽ giúp bạn tìm được công việc tiếng Nhật với phương châm: “Công việc rõ ràng – công ty xác thực”: “CÔNG VIỆC TIẾNG NHẬT”; “Việc làm tiếng Nhật TP.HCM”.
Qua bạn bè, người thân: Với nguồn thông tin này thì bạn dễ dàng có nhiều thông tin về công việc mình sắp ứng tuyển. Tuy nhiên số lượng công việc khá ít và không có nhiều sự lựa chọn cho bạn.
Qua báo chí, tivi: Nguồn thông tin này hướng tới một số đối tượng cụ thể, thường là những người ít sử dụng Internet hằng ngày. Nếu bạn còn trẻ thì nên tìm kiếm thông tin công việc qua 2 kênh đầu tiên, sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và nhiều sự lựa chọn.
BƯỚC 3: CV CHUẨN – LỢI THẾ DÀNH CHO BẠN.
Trong lúc viết CV bạn sẽ điểm lại được những điểm mạnh, yếu của bạn thân để xem xét lại một lần nữa, chuyên môn, năng lực của bạn thân hiện nay đã phù hợp với công việc mà mình muốn ứng tuyển hay chưa. Nếu càng viết mà bạn cảm thấy càng tự tin thì 90% công việc đó sẽ phù hợp với bạn, còn nếu càng viết bạn càng cảm thấy hoang mang và hoài nghi năng lực bản thân thì nên suy nghĩ và quay lại BƯỚC 2, tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn.
BƯỚC 4: PHỎNG VẤN LÀ BƯỚC CUỐI CÙNG ĐỂ BẠN BIẾT LIỆU MÌNH CÓ THỰC SỰ PHÙ HỢP VỚI CÔNG VIỆC MÌNH ĐÃ CHỌN
Bạn có thể lưu ý một số điểm sau đây:
Sự gặp gỡ thú vị: mục tiêu của cả bạn và nhà tuyển dụng là tìm hiểu xem liệu đối phương có phải là sự lựa chọn tối ưu? Trong khi nhà tuyển dụng chú ý đến một số tiêu chí như kỹ năng, kiến thức, thái độ…thì đồng thời bạn cũng nên tìm hiểu xem liệu đây có phải là môi trường làm việc mà bạn hướng đến, đây có đúng là công việc mà bạn mong muốn…
Ngoài ra, nếu có thể, bạn cũng nên xem xét đến một số vấn đề như: mối quan hệ giữa sếp và nhân viên? Mục đích của việc tuyển dụng là gì? Mức độ thử thách của công việc? Mục tiêu công việc bạn cần đạt được nếu được tuyển là gì? Nếu số lượng câu hỏi mà bạn trả lời được càng nhiều, thì bạn sẽ càng dễ dàng có căn cứ để xác định được đâu là công việc phù hợp với mình.
|