banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 12/07/2017, 03:50 PM
Chủ đề này đã có 454 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Một số vấn đề về lao động và việc làm của thanh niên hiện nay
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động.
Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và sự biến đổi nhanh chóng của lực lượng thanh niên cũng như yêu cầu của công tác chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghị quyết đã đánh giá, phân tích thực trạng và định hướng yêu cầu tập trung cao giải quyết nội dung hết sức quan trọng về một số vấn đề lao động và việc làm cho thanh niên - một trong những mối quan tâm hàng đầu của thanh niên hiện nay
 
Bạn trẻ thường làm gì trong khoảng thời gian nghỉ hè, xem ngay  http://www.dulichgiaitri.com.vn/cuoc-song/ban-tre-nen-lam-gi-trong-khoang-thoi-gian-he-nay-4628.html
 
Thanh niên trong cơ cấu lao động, việc làm hiện nay
Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội(1), số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay. Năm 2008, số thanh niên hoạt động kinh tế của cả nước là hơn 16 triệu người, chiếm 67,2% tổng số thanh niên (38,7% lực lượng lao động xã hội); năm 2009, số thanh niên hoạt động kinh tế tăng thành gần 18 triệu người, chiếm 75,4% tổng số thanh niên (36,6% lực lượng lao động xã hội); năm 2010 con số đó là 17,1 triệu người, chiếm 75,9% tổng số thanh niên (33,7% lực lượng lao động xã hội).
Thanh niên tham gia lao động trong các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể, phù hợp với một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển của đất nước. Hiện nay thanh niên tham gia lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ là 87,7% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 4%(2) (riêng tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 4 lần so với năm 2000).
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế ngày càng tăng cao. Lực lượng lao động là thanh niên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 4,1% (năm 2008) lên 6,2% (năm 2009) và 6,5% (năm 2010); có trình độ cao đẳng, đại học tăng nhanh từ 5,5% (năm 2008) lên 7,8% (năm 2009) và 8,7% (năm 2010). Mỗi năm có từ 70.000 - 80.000 sinh viên hệ cao đẳng và 143.000 - 160.000 sinh viên đại học tốt nghiệp, bổ sung cho lực lượng lao động xã hội.
Những con số thống kê trên đây cho thấy lực lượng lao động là thanh niên ngày càng có vị trí to lớn trong các hoạt động sản xuất, nghề nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% (năm 2008) lên 5,6% (năm 2009) và 4,1% (năm 2010), trong đó khu vực thành thị là 2%; khu vực nông thôn là 4,9%.
Tình trạng thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở nhóm thanh niên đô thị. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 4,2% (năm 2008); 4,1% (năm 2009) và tăng lên 5,2% (năm 2010), trong đó ở khu vực đô thị là 7,8%, cao gần gấp hai lần nông thôn (4,3%).
Số đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp ở nhóm thanh niên cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Trong số những người hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì số người ở độ tuổi dưới 24 là 12.275 người  (chiếm 24,5%); từ 25 - 40 tuổi là 31.366 người (chiếm 62,7%); trên 40 tuổi là 6.416 người (chiếm 12,8%)(3).
Phân tích các số liệu điều tra thực tế, có thể nhận thấy là sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều thanh niên thất nghiệp, chưa tìm được việc làm đã và đang tiếp tục tham gia học tập nâng cao trình độ, học các khóa đào tạo nghề với hy vọng tìm được một công việc tốt hơn. Tuy nhiên, thời gian học văn hóa, học nghề kéo dài cũng làm tăng thêm số lượng lao động chưa có việc làm. Gần đây, do kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhiều khu công nghiệp, nhà máy đã trở lại hoạt động bình thường và một số đơn vị còn mở rộng sản xuất. Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mới cũng được hình thành nên người lao động đã có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn lao động và việc làm. Yêu cầu về điều kiện làm việc (như môi trường làm việc, lương, nhà ở và các vấn đề an sinh khác...) của người lao động hiện nay cũng được cải thiện, khiến họ có thể tìm kiếm, chọn lựa nơi làm việc tốt hơn thay vì phải chấp nhận mọi điều kiện ngặt nghèo chỉ miễn là có việc làm như trước đây.
Điều đó đã được phản ánh qua thực tế là thời gian gần đây ở một số nơi, thị trường lao động phát triển khá sôi động, thậm chí nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở vào tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhu cầu lao động đã qua đào tạo, lao động có kỹ thuật ngày càng lớn đã khiến cho nhiều thanh niên không đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng. Vì vậy, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp  vẫn cao. Chẳng hạn, tại Thành phố Hồ Chí Minh có gần 16.000 người được xác nhận là thất nghiệp; tại Bình Dương con số đó là 10.513 người; Đồng Nai: 3.786 người; Long An: 2.273 người(4).
Kết quả điều tra khảo sát tình hình thanh niên của Viện Nghiên cứu Thanh niên năm 2009 cho thấy, 69% số thanh niên chịu sự tác động trực tiếp về việc làm, trong đó 43,4% ít việc làm hơn trước, 16,7% thất nghiệp và 8,7% phải làm những việc khác so với công việc trước đây.
Với đối tượng thanh niên đang là công nhân do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm đình đốn sản xuất, dịch vụ của hầu hết các doanh nghiệp, trọng tâm là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có liên quan đến xuất khẩu, như dệt may, da giày... dẫn đến nhiều thanh niên công nhân thiếu hoặc  mất việc làm ảnh hưởng lớn tới thu nhập, đời sống của bộ phận thanh niên công nhân.
Có 90,3% số thanh niên trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương được hỏi đã xác nhận nơi họ làm việc đang phải chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chỉ có 29% số người được hỏi duy trì được việc làm như trước, 18,4% thất nghiệp hoặc bị sa thải; 71,7% bị cắt giảm thời gian lao động, 23,7% không được nhận lương đúng kỳ hạn...
Tình hình trên đã khiến không ít thanh niên công nhân rời bỏ xí nghiệp tìm kiếm công việc khác không ổn định ở các thành phố hoặc trở về quê làm ăn sinh sống. Tựu trung, đa số thanh niên tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đều rất quan tâm, lo lắng tới vấn đề việc làm, thu nhập và điều kiện sống, sinh hoạt.
Đối với thanh niên nông thôn, không có nghề nghiệp, thiếu việc làm, thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội quan tâm. Kết quả khảo sát tình hình thanh niên năm 2009 cho thấy, trên 70% số thanh niên nông thôn chưa  qua đào tạo nghề. Do thiếu vốn và không có việc làm nên  2/3 số thanh niên nông thôn thường xuyên phải rời quê tìm việc làm ở nơi khác...  khiến cho làn sóng di cư tự phát của họ đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng. Số thanh niên này khó quản lý, không sinh hoạt đoàn thể, làm việc vất vả, thu nhập thấp, bấp bênh và là nhóm có nguy cơ cao về mắc các tệ nạn xã hội.
Một số khó khăn hiện nay của thanh niên khu vực nông thôn, đặc biệt tại các khu vực thu hồi đất là: trình độ học vấn thấp nên không có cơ hội để có việc làm (68,4%), không có đất để sản xuất, kinh doanh (53,1%), thiếu kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh (26,5%), thiếu thông tin về thị trường lao động (23,3%), khó tiếp cận các nguồn vốn (22,3%).
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong