Với lối sống năng động và nhanh bây giờ, điều các bạn cần làm để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng không chỉ trong buổi phỏng vấn mà còn follow-up sau đó nữa. Bạn không thể ngồi thụ động chờ được cung cấp việc làm. Việc bạn cần làm là chủ động giành lấy cơ hội của mình. Sau đây là 5 việc nên và không nên làm sau buổi phỏng vấn mà các ứng viên cần lưu ý
5 việc nên làm sau buổi phỏng vấn
1. Hỏi nhà tuyển dụng về thời gian trả kết quả phỏng vấn: tại sao bạn phải lãng phí nhiều thời gian để chờ đợi một cuộc điện thoại hoặc email. Một cách đơn giản, bạn có thể hỏi trực tiếp nhà tuyển dụng về thời gian gửi trả kết quả phỏng vấn. Điều đó giúp tiết kiệm thời gian của bản thân cho những việc quan trọng hơn như đọc sách, ở bên gia đình, người thân và tận hưởng những phút giây hiếm hoi mà bạn không bị áp lực công việc đè bẹp.
Điều đó giúp tiết kiệm thời gian của bản thân cho những việc quan trọng hơn như đọc sách, ở bên gia đình, người thân
2. Nên giữ thế tiên phong và xem việc theo dõi hậu phỏng vấn là một phần chiến lược trong quá trình tìm việc của bạn. Theo dõi hậu phỏng vấn tạo cho bạn lợi thế bạn cần để có thể giành được một vị trí mà nhiều đối thủ khác đang tranh đua với bạn. Việc nắm rõ những thay đổi giúp bạn tận dụng tối đa lợi thế của bản thân, sử dụng thông tin bạn có được để đạt được công việc mà bạn yêu thích.
3. Nên thu thập chức danh và tên gọi chính xác của tất cả những người phỏng vấn bạn. (Lý tưởng nhất là nên thu thập danh thiếp của họ). Việc nắm rõ thông tin của người phỏng vấn giúp bạn tranh thủ ghi dấu ấn của mình trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể gọi điện hỏi thăm, viết email cảm ơn đồng thời không quên tranh thủ giới thiệu lại bản thân một lần nữa. Sẽ không bao giờ là thừa thãi khi bạn cố gắng nhấn mạnh hình ảnh của bản thân trong tâm trí nhà tuyển dụng.
Những nghề phổ biến thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, xem ngay http://www.yeah1.com/xa-hoi/5-nghe-nghiep-pho-bien-trong-linh-vuc-it.html
Việc nắm rõ thông tin của người phỏng vấn giúp bạn tranh thủ ghi dấu ấn của mình trong mắt nhà tuyển dụng
4. Nên viết thư cảm ơn tới từng người phỏng vấn bạn trong vòng 2 ngày sau đó. Các lá thư có thể giống nhau, nhưng hãy cố gắng làm cho chúng khác nhau một chút trong trường hợp những người nhận so sánh lời lẽ trong thư. Những bức thư cảm ơn sẽ là điểm cộng của bạn, nếu nhà tuyển dụng đang phân vân giữa việc lựa chọn bạn và một ai đó. Chỉ cần bức thư được gửi đến vào đúng thời điểm, bạn đã có được công việc yêu thích của mình.
5. Hãy cảm ơn dù kết quả không được như mong muốn. Đôi khi, dù đã cố gắng hết mình, bạn vẫn không nhận được kết quả như ý. Đó có thể là do bạn thiếu may mắn hoặc kinh nghiệm bạn không bằng các đối thủ cạnh tranh. Cho dù như thế, bạn cũng không được bỏ quên sự chuyên nghiệp của bản thân. Gửi một lá thư cảm ơn cũng là cách giúp hình ảnh bạn đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
5 điều tuyệt đối không nên làm
1. Gọi điện hay Email quá nhiều cho nhà tuyển dụng. Gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn là tốt. Tuy nhiên gửi quá nhiều thì lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Nếu bạn liên tục làm phiền nhà tuyển dụng, họ sẽ có ác cảm với "kẻ gây rối" phiền phức này. Và cơ hội bạn nhận được việc hầu như bằng không.
Nếu bạn liên tục làm phiền nhà tuyển dụng, họ sẽ có ác cảm với "kẻ gây rối" phiền phức này
2. Lo lắng quá mức về kết quả. Đừng làm quá mọi thứ khi chưa có thông tin chính xác được gửi về. Ai cũng hồi hợp sau mỗi cuộc phỏng vấn, tuy nhiên, không nên để cảm xúc này bị nhân lên thành stress và dẫn đến nhiều rắc rối xảy ra. Hãy cố để bản thân được thả lỏng và tận hưởng cuộc sống xung quanh mình.
3. Không nên ngưng săn tìm việc làm, ngay cả khi bạn thấy tự tin rằng mình sẽ nhận được một việc làm nào đó. Nên tiếp tục tham gia vào các cuộc phỏng vấn khác để cố gắng tìm thêm các cơ hội. Tận dụng tối đa nguồn lực của bản thân để có được cơ hội của chính mình.
Chú tâm vào một việc gì đó là tốt, nhưng bạn cũng đừng nên quá thất vọng nếu không đạt được, ít ra bạn không hối hận vì đã cố gắng hết mình
4. Không nên nghiêm trọng hóa một công việc hay một cuộc phỏng vấn nào đó, sẽ có những cơ hội khác đang chờ đợi bạn. Một thực tế rằng, khi bạn quá chú tâm vào một công việc, xác suất bạn được nhận thấp hơn nhiều nếu bạn để mọi thứ tự nhiên diễn ra. Chú tâm vào một việc gì đó là tốt, nhưng bạn cũng đừng nên quá thất vọng nếu không đạt được, ít ra bạn không hối hận vì đã cố gắng hết mình.
5. Không nên "đoạn tuyệt" với nhà tuyển dụng khi bạn không được họ tuyển. Thay vào đó, nên tích cực hóa tình hình bằng yêu cầu nhà tuyển dụng giới thiệu cho bạn các mối liên hệ khác. Nếu trong tâm trí nhà tuyển dụng, ấn tượng của bạn không tồi, thì việc giới thiệu bạn sang một công ty thực sự phù hợp không phải là điều khó khăn. Chính vì vậy, có thể cá nhân bạn không hợp với văn hóa công ty bạn ứng tuyển nhưng để lại một hình ảnh chuyên nghiệp không bao giờ là thừa thãi.
Nguồn: http://cafef.vn/