Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
4 chiến thuật “hạ gục” đồng nghiệp xấu tính
1. Học cách đòi hỏi
Trong buổi thảo luận, nếu bạn bị tổn thương do người khác cư xử thiếu lịch sự, hãy hít thở thật sâu, giữ trạng thái bình tĩnh nhất có thể. Bước tiếp theo là “đòi hỏi” họ phải đưa ra những ý tưởng, giải pháp về những vấn đề mà trước đó họ đã “cười nhạo” bạn. Nếu họ không làm được, họ sẽ tự cảm thấy thẹn thùng vì cách hành xử của mình. Nếu họ đưa ra được đề xuất hay, điều này sẽ giúp ích cho “team” của bạn, và điều bạn cần làm là triển khai chiến thuật khác ngay. Hãy nhớ là bạn có đến 4 chiến thuật lận đấy nhé!
2. Vạch ra giới hạn
Sức chịu đựng của mỗi người chỉ có giới hạn, bạn không thể cứ mãi im lặng và chịu đựng sự lấn lướt của những người không có thiện cảm với mình.
Ví dụ, nếu đồng nghiệp vẫn liên tục “quấy rối” và không tôn trọng bạn, hãy thẳng thắn góp ý khéo léo khi chỉ có hai người. Bên cạnh đó, bạn cần thể hiện được thái độ nghiêm túc, dứt khoát của mình và nói cho họ biết hậu quả sẽ ra sao nếu như họ tiếp tục cư xử không phù hợp ở những lần hợp tác sau.
3. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Bạn biết không, một khi đồng nghiệp của bạn đã “khó ở”, thì họ sẽ “khó ở” với rất nhiều người chứ không phải mỗi mình bạn đâu! Vì vậy, bạn sẽ không phải cô đơn vì trong công ty, sẽ có vài cô bạn/anh bạn đồng nghiệp thấu hiểu nỗi khổ sở của bạn. Thường thì chúng ta hay có xu thế “âm thầm chịu đựng” khi rắc rối chỉ xảy ra với riêng mình, nhưng chúng ta dường như có thêm dũng khí, kiên cường đối mặt hơn khi có “đồng minh” bên cạnh. Do đó, khi xảy ra mâu thuẫn, dù là ở bất cứ tình huống nào, nếu bạn dám đứng lên phản đối, góp ý với “đồng nghiệp xấu tính” thì chắc chắn các “đồng minh” sẽ đứng về phía bạn và bảo vệ bạn nếu có thể.
4. Sếp ơi, cứu em!!!
Nếu bạn đã áp dụng hết 3 chiến thuật trên mà chưa giải quyết được gì thì cách tốt nhất là cầu cứu sếp. Bạn nên chân thật trình bày hết với sếp những tổn thương, khó khăn mà mình phải đối mặt từ trước tới nay do người đồng nghiệp “kì cục” kia gây ra và nhờ sếp tư vấn giải pháp. Ngoài ra, để sếp thấy được mức độ cấp bách của vấn đề, hãy ngỏ lời kêu gọi sự hợp tác của những người đồng nghiệp “đồng cam cộng khổ” để cùng nhau mang bầu không khí vui tươi, thân thiện trở về với công ty của mình bạn nhé!
|