banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 14/09/2017, 02:58 PM
Chủ đề này đã có 533 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
6 câu hỏi quan trọng trong phỏng vấn thôi việc
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Cũng quan trọng như phỏng vấn tuyển dụng nhưng phỏng vấn thôi việc thường không được chú trọng trong nhiều tổ chức. Song song với việc chuẩn bị tìm người thay thế, nhà tuyển dụng (hay nhà lãnh đạo) nên dành thời gian để có một buổi trao đổi với nhân viên trước khi họ ra đi. Đây là bước quan trọng giúp bạn đánh giá mức độ gắn kết và giữ chân nhân viên của tổ chức.
 
Bắt đầu từ thái độ thấu hiểu kết hợp 6 câu hỏi dưới đây, bạn sẽ có được những thông tin phản hồi quý giá từ nhân viên.
 
1. Điều gì đã khiến Anh/Em bắt đầu tìm kiếm (tiếp nhận) cơ hội việc làm mới?
 
Câu hỏi này giúp nhân viên dễ dàng chia sẻ lý do thực sự “Vì sao tôi thôi việc?”. Không phải ai cũng sẵn sàng nói ra điều thầm kín này, vì vậy cách hỏi khéo léo và thông minh sẽ giúp tiết lộ nhiều thông tin. Đó có thể là nguyên nhân gốc rễ khiến nhân viên không còn gắn kết với tổ chức và bắt đầu tìm kiếm môi trường mới.

Nhảy việc quá nhiều tại sao bạn lại như vậy, tham khảo bài viết  http://phapluatxahoi.vn/kinh-doanh/vi-sao-ban-nhay-viec-qua-nhieu-145257
 
Điều gì đã khiến Anh/Em bắt đầu tìm kiếm (tiếp nhận) cơ hội việc làm mới?
2. Điều gì quan trọng nhất khiến Anh/Em nhận lời mời làm việc ở đó?
 
Câu hỏi này giúp bạn so sánh những điểm mạnh/lợi thế tuyển dụng của công ty mình so với tổ chức khác. Nếu nhân viên trả lời rằng vì các cơ hội phát triển sự nghiệp ở đó, đã đến lúc bạn nên có một chiến lược rõ ràng hơn về con đường thăng tiến cho các nhân viên tại công ty mình.
 
3. Công ty có trang bị đủ điều kiện để Anh/Em làm việc tốt nhất khả năng không?
 
Câu hỏi này giúp bạn biết làm thế nào để giữ chân người sẽ thay thế vị trí này. Hãy chuẩn bị cho những phàn nàn về điều kiện vật chất, kỹ thuật, văn phòng phẩm,…để từ đó tìm phương án cải thiện hoặc ít nhất giảm bớt những yếu tố phụ nhưng có thể tránh.
 
4. Anh/Em mô tả văn hóa của công ty chúng ta như thế nào?
 
Văn hóa làm việc hay môi trường tổ chức là yếu tố quan trọng tạo sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức. Đừng quên câu hỏi này trong phỏng vấn thôi việc với bất kỳ nhân viên nào. Bằng cách theo dõi các câu trả lời, bạn nhận diện được đâu là cảm nhận thực sự của nhân viên về văn hóa mà tổ chức xây dựng, cũng như loại bỏ được những trường hợp do nhân viên quá nhạy cảm hoặc có suy nghĩ tiêu cực.
 
 
Văn hóa làm việc hay môi trường tổ chức là yếu tố quan trọng tạo sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức.
5. Anh/Em sẽ giới thiệu (đề xuất) cơ hội nghề nghiệp tại công ty với bạn bè chứ? Vì sao?
 
Nếu câu hỏi 2 tiết lộ điểm mạnh của các tổ chức khác thì câu hỏi này giúp bạn xác định được đâu là yếu tố thu hút và giữ chân nhân viên của công ty mình. Có nhiều lý do khiến những chính sách quyền lợi mà công ty đang nỗ lực xây dựng không tạo được sự hứng thú và quan tâm của nhân viên. Đơn giản vì họ không thấy được lợi ích từ đó, hoặc họ chưa hiểu được chúng. Lúc này, bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân thực sự vấn đề để cải thiện chúng.
 
6. Nếu Anh/Em có thể thay đổi một điều gì đó ở công việc hay công ty chúng ta, Anh/Em sẽ thay đổi điều gì?
 
Bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin quý giá từ đây. Câu hỏi này tiếp sức cho câu hỏi 1 với mục đích tiết lộ lý do lớn nhất thực sự khiến nhân viên ra đi. Cách hỏi lời khuyên giúp nhân viên cảm thấy mình được đánh giá cao và công ty quan tâm đến ý kiến của họ. Tâm lý này khiến họ dễ dàng chia sẻ chân thành và sâu sắc hơn.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong