banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 09/10/2017, 02:48 PM
Chủ đề này đã có 602 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Các quan niệm về con người lao động
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Như trên đã nêu, quản lý nguồn nhân lực là hoạt động nhằm sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả nhất. Hoạt động đó được thể hiện thông qua việc thiết kế và thực thi các chính sách trong lĩnh vực nguồn nhân lực.
Việc hoạch định chính sách quản lý nguồn nhân lực liên quan tới con người, bởi vậy, hệ thống các chính sách phải bắt nguồn từ quan niệm về con người lao động như thế nào. Trong sự phát triển khoa học nghiên cứu con người lao động với tư cách là một yếu tố của quá trình sản xuất, đã hình thành một số quan niệm sau:
Quan niệm 1 “Con người là một động vật biết nói”.
 
Những người tự lập từ bé sẽ dễ thành công trong công việc và cuộc sống, tham khảo thêm  http://www.tienphong.vn/gioi-tre/tu-lap-som-luat-choi-sinh-vien-can-biet-de-lap-nghiep-thanh-cong-1191537.tpo
 
Quan niệm này ra đời trong thời kỳ nô lệ, con người lao động được coi là vật sở hữu của giai cấp chủ nô giống như việc sở hữu với các đàn gia súc – tài sản của các chủ nô. Vì là vật sở hữu của giai cấp chủ nô nên người chủ nô có quyền đánh đập đêm bán hoặc bắn giết người nô lệ (người lao động). Bởi vậy chính sách quản lý con người lao động thời kỳ này dựa trên sự cưỡng bức về thân thể. Con người phải làm việc trong những điều kiện hết sức nặng nhọc khó khăn và bị đối xử hết sức dã man, tàn bạo.
Quan niệm 2 “Con người được coi như một loại công cụ lao động”.
Quan niệm này ra đời trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản và nổi bật nhất là vào đầu thế kỷ thứ XX. Do quan niệm con người giống như các loại máy móc, nên chính sách quản lý hướng vào việc tập trung khai thác đến mức tối đa sức lao động của con người. Các nhà tư bản lúc đó dùng mọi biện pháp để nâng cao tối đa lợi nhuận bằng cách kéo dài thời gian lao động, tăng cường độ lao động, sử dụng rộng rãi lao động phụ nữ và trẻ em.
Nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là học giả F. W. Taylor. Ông đồng thời cũng là cha đẻ của khoa học tổ chức lao động. Ông đã xây dựng nên những nguyên lý cơ bản của tổ chức lao động khoa học và vận dụng nó vào thực tiễn. Ông cho rằng, con đường để tăng sản lượng là, thứ nhất, dựa vào tiến bộ kỹ thuật và thứ hai, dựa vào những phương pháp khoa học mà người công nhân sử dụng trong quá trình lao động. Người công nhân được coi như là các cỗ máy, được vận hành theo sự điều khiển của các nhà quản lý, do đó, người công nhân phải thích ứng với nhà quản lý chứ không phải là nhà quản lý thích ứng với công nhân.
Quan niệm 3 “Con người muốn được đối xử như con người”.
Quan niệm này do các nhà tâm lý xã hội học đưa ra trong những năm 20 – 30 của thế kỷ thứ XX trong các nước tư bản phát triển, dựa trên sự nhận địch con người với tư cách là một yếu tố của quá trình sản xuất từ khía cạnh tích cực. Đại diện của quan niệm này là Elton MayO. Các ông cho rằng, con người không phải là những máy móc đơn thuần mà con người có các yếu tố tâm sinh lý tác động tới mối quan hệ của họ trong quá trình lao động, do đó, bên cạnh việc tìm kiếm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng sản lượng cần phải tìm kiếm sức mạnh của các mối quan hệ giữa con người với con người trong từng tổ chức. Chính vì vậy, chính sách quản lý con người được hướng vào việc tạo những điều kiện dân chủ, không khí thoải mái cho người lao động trong quá trình làm việc, đồng thời tạo ra những cơ hội cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân người lao động.
Quan niệm 4 “Con người có các tiềm năng tiềm ẩn cần được khai thác”.
Quan điểm này ra đời đồng thời với quan niệm về các mối quan hệ do các nhà tâm lý xã hội học đưa ra. Theo quan niệm này, con người chứa đựng tiềm năng sáng tạo vô tận mà các nhà quản lý cần phải khai thác. Tuy nhiên, sự sáng tạo đó không phải tự nhiên mà có, mà đó là quá trình học hỏi, rèn luyện mới có thể có được. Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý phải bồi dưỡng, tạo ra những điều kiện thuận lợi, làm cho sức sáng tạo của người lao động ngày càng phát triển hơn.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong