Hưởng lợi từ việc công nhận thành tích nhân viên
Công nhận thành tích không đơn giản chỉ là chuyện thể hiện một hành động đẹp của sếp với cấp dưới. Nếu làm đúng cách, “động tác” này sẽ mang đến một cơ hội vàng giúp những người ở cương vị quản lý khích lệ nhân viên. Quá đó, họ sẽ thêm phần khích lệ nhân viên, làm tăng cường hiệu quả công việc, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
Cũng nhờ thế, mỗi nhân viên sẽ dễ dàng nhận thấy sự đóng góp của họ luôn được ghi nhận xứng đáng, điều này giúp mang đến động lực thúc đẩy họ lập lại thành tích trong tương lai. Vì vậy, cách mà doanh nghiệp áp dụng để công nhận thành tích khen thưởng nhân viên phải đơn giản, có hiệu quả, nhanh chóng và dễ thực hiện.
Khi bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng một chuẩn đánh giá công việc của nhân viên, doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc thực hiện như thế nào để bảo đảm được lợi ích của cả hai bên: người sử dụng lao động và người lao động.
Bạn mới đi làm ở công ty mới, bạn cảm thấy khó hoà nhập, đọc thêm bài viết bổ ích này nhé
Rất dễ để nói lời khen ngợi, nhưng để tận dụng hết lợi ích từ công việc này mỗi vị giám đốc hoặc trưởng phòng nhân sự cần phải lưu ý đến 5 “thủ thuật” sau đây, đó là 5 mẹo nhỏ giúp cho việc công nhận thành tích nhân viên hiệu quả hơn:
Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá tác phong và thành tích được công nhận và khen thưởng
Tất cả nhân viên trong công ty đều có đủ tư cách trở thành một ứng viên để nhận những phần thưởng cho sự đóng góp của họ.
Quá trình đánh giá và khen thưởng phải được sự ủng hộ từ cả người quản lý và nhân viên bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho việc xét thưởng
Bất kỳ nhân viên nào nếu đạt được thành tích và đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra đều được tưởng thưởng đúng theo giá trị đã đề ra một cách công bằng, dù họ là sếp hay là nhân viên.
Khen thưởng phải xứng tầm với công sức đóng góp của nhân viên, như thế việc công nhận thành tích của doanh nghiệp sẽ khuyến khích thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên
Sẽ kém hiệu quả nếu người quản lý doanh nghiệp thực hiện việc công nhận thành tích như một động tác trả lễ theo kiểu “đến hẹn lại lên”, doanh nghiệp sẽ không thể khích lệ tinh thần nhân viên nếu cứ lần luợt chọn ra một nhân viên đúng tiêu chuẩn để tuyên dương. Lúc ấy, công nhận thành tích nhân viên đã trở thành một nhiệm vụ họ buộc phải thực hiện.
Một ví dụ thành công điển hình:
Một công ty đã rất thành công khi biết khai thác hiệu quả của việc công nhận thành tích và khen thưởng nhân viên. Đầu tiên, họ đề ra các tiêu chuẩn để xét thưởng rất cụ thể, chẳng hạn như: đảm trách tốt công việc phục vụ khách hàng mà không cần sự trợ giúp của cấp trên, được khách hàng tín nhiệm gửi thư cảm ơn đích danh …
Ngoài việc kịp thời khen thưởng động viên tinh thần nhân viên, họ còn lưu ý đến những lý do vì sao nhân viên được chọn biểu dương thành tích. Cũng như, họ chú ý đến những điều kiện và cơ hội giúp nhân viên đạt được thành tích tốt.
Những phần thưởng của công ty này đưa ra có nhiều hình thức khác nhau và khuyến khích nhân viên chọn lựa trong số các phần thưởng như: tiệc chiêu đãi, quà tặng, bằng khen và hiện kim…
Những vấn đề cần lưu ý khi công nhận thành tích và cách biểu hiện của người quản lý:
Nếu doanh nghiệp muốn nối kết việc công nhận thành tích với những mục tiêu mong muốn đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ban giám đốc phải tổ chức những cuộc họp, buổi họp mặt để thông báo rõ những thông tin này đến toàn thể nhân viên trong công ty. Ngoài ra, quá trình giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn xét thưởng cần phải nhất quán trước sau như một.
Mọi người luôn thích những niềm vui bất ngờ. Vì thế, doanh nghiệp không nên chọn cách công nhận thành tích theo định kỳ, vì như thế sẽ không phát huy hết hiệu quả của phương pháp khuyến khích nhân viên này. Lúc ấy, chúng không còn là niềm vui mà người sử dụng lao động mang đến cho mỗi nhân viên mà đã trở thành một trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ như, khi một công ty quyết định khen thưởng thành tích nhân viên bằng cách chi chi phí ăn trưa vào mỗi ngày cuối tuần, điều này sẽ tạo thành thói quen. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp, nhân viên yêu cầu được thanh toán lại khoản phí ăn trưa vì hôm đó họ dùng bửa ở ngoài. Như vậy, công ty này đã hoàn toàn thất bại vì không thể khai thác được hiệu quả từ lợi ích của việc công nhận thành tích nhân viên.
Tốt nhất, mỗi công ty nên dành một không gian riêng cho các họat động khen thưởng công nhận thành tích. Như thế, công ty sẽ làm tăng thêm sự nhiệt tình và nhuệ khí của nhân viên qua việc tổ chức những sự kiện với mục đích này, nhất là khi họ theo một lịch nghẫu nhiên và cố gắn khoấy động bầu không khí vui vẻ.
Công nhận và khen thưởng thành tích của nhân viên là một giải pháp mang lại lợi ích cho cả đôi bên: người sử dụng lao động và người lao động. Nếu các giám đốc chú ý khai thác lợi ích từ mặt này, họ sẽ cảm thấy hưng phấn hơn nhìn biểu đồ doanh thu của công ty luôn, bởi vì chúng sẽ luôn theo chiều hướng đi lên
|