banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 27/10/2017, 03:37 PM
Chủ đề này đã có 580 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Cách nào để kiềm chế căng thẳng trước những lời phê bình?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Nếu bạn đã từng bị tra hỏi và khiển trách trong công việc thì bạn biết rằng đó là một cảm nhận thật khủng khiếp. Tất nhiên, không ai muốn nghe những câu như " Anh làm một cuốn brochure mà mất nhiều thời gian thế này à", hay "Anh có biết mình chi quá nhiều vào việc này không. Thật lãng phí".... Nhưng trong công việc, bạn lại không thể tránh khỏi. 
 
Và nếu bạn rơi vào trường hợp đó, cá cược rằng bạn sẽ bị sốc, bị mất cân bằng và khó kiểm soát được bản thân. Bạn cũng giống như nhiều người khác, có thể mất bình tĩnh, phản ứng lại, to tiếng, khóc (hoặc ít nhất là muốn khóc), thậm chí sẵn sàng gây xung đột. Vì thế điều quan trọng lúc này là bạn phản ứng theo cách để không phải hối tiếc sau đó. 
 
Người hướng nội nên làm ngành nghề nào cho phù hợp, các bạn click vào link để xem thêm 
 
 
Hãy xây dựng niềm tin và sự tin tin của người khác ở bạn bằng cách làm theo những hướng dẫn sau: 
 
Đồng ý với những lời phê bình. Một lời chống đối là sai lầm nhất. Bạn có thể đồng ý với những gì người khác nói nhưng có thể thêm các thông tin bổ sung quanh lời phê bình đó, chẳng hạn như. "Anh nói đúng. Chúng tôi đã chi quá nhiều tiền bởi vì tôi nghĩ điều quan trọng là cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng."
 
Đề nghị lời giải thích. Bạn nên đặt ra những câu hỏi hoặc câu gợi mở để có được nhiều thông tin hơn. Chẳng hạn "Tại sao anh cho rằng như vậy?" "Có thể nói rõ hơn ý anh đang nói không?". Sự tìm kiếm thông tin sẽ giúp bạn bỏ đi những thắc mắc, phân vân và giúp bạn bình tĩnh để suy nghĩ chín chắn hơn. 
 
Hiểu những điều bạn đang nghe. Bạn có thể nói với người đó rằng: "Tôi hiểu sự tâm trạng thất vọng của anh lúc này" hoặc "tôi đã nghe những gì anh nói". Sau đó sử dụng từ ngữ và diễn đạt ý của bạn để cung cấp thông tin rõ ràng hơn. Bằng cách này anh ta sẽ biết rằng bạn đang lắng nghe anh ta nói và hiểu được bạn là một người chín chắn trong suy nghĩ. 
 
Không đồng ý cũng phải lịch sự:  Hãy thể hiện phép lịch sự ngay cả khi bạn không đồng ý về vấn đề gì đó. Không nên nổi khùng và "cướp lời" người khác. Chẳng bạn, sau khi chờ anh ta nói xong, bạn có thể nói "tôi đồng ý và đây là lý do tại sao."..sau đó bạn giải thích vấn đề bằng lý lẽ của mình. 
 
Có một cuộc gặp riêng. Trong buổi họp, có ai đó phê bình bạn, sau một hồi tranh luận, bạn cảm thấy vấn đề có vẻ căng thẳng. Lúc này, cách tốt nhất là nên dừng lại và sau đó có một cuộc gặp nói chuyện riêng với anh ta. Chẳng hạn bạn có thể nói  "Có thể anh đúng. Nhưng chúng ta hãy cùng nhau thảo luận sau cuộc họp để vấn đề được rõ ràng hơn."
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong