banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 07/11/2017, 04:04 PM
Chủ đề này đã có 453 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Bạn muốn thấy bản thân ra sao trong vòng 5 năm tới?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 “Bạn muốn thấy bản thân ra sao trong vòng 3 năm nữa?”, “5 năm nữa bạn muốn trở thành người như thế nào?”… Có lẽ đây là câu hỏi rất thường gặp ở mỗi buổi phỏng vấn. Thẳng thắn mà nói thì vắt óc suy nghĩ mấy ngày liền cũng chưa chắc có thể đưa ra được đáp án, chứ huống gì là bị hỏi bất thình lình. Vậy đâu là cách giải quyết câu hỏi này thật thông minh và khéo léo?
 
Câu hỏi về kế hoạch năm năm thường bắt gặp ở những buổi phỏng vấn
Có một sự thật rằng, không một nhà tuyển dụng nào mong đợi bạn có thể trả lời hoàn toàn chính xác một sự việc mà sẽ xảy ra trong vòng 1800 năm tới cả. Vì thế, bạn không cần thiết phải trả lời một cách quá bay bổng. Tuy nhiên, thật thà quá cũng có thể hủy hoại cơ hội của bạn đấy. Đừng vội đưa cuống quít hay hoang mang ra câu trả lời. Đầu tiên, hãy đoán xem nahf tuyển dụng có động cơ gì khi hỏi bạn câu này?
 
Nhà tuyển dụng có “động cơ gì” khi hỏi câu này?
 
Ngoài bề mặt thì có vẻ nhà tuyển dụng muốn hiểu thêm về mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Xem xét liệu vị trí mà bạn ứng tuyển liệu có phù hợp với kế hoạch của bạn hay không.
 
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi như vậy là để hiểu thêm về mục tiêu nghề nghiệp của bạn
Tuy nhiên, “nghĩa đen” của câu hỏi này thực sự lại đi theo hướng khác. Sẽ chẳng ai lại đi phí thời gian để quan tâm tới việc bạn có mục tiêu gì hay không. Vậy rốt cuộc “động cơ” của nhà tuyển dụng khi hỏi câu hỏi như vậy là gì?
 
Trên thực tế, việc họ quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới bởi vì họ muốn biết “động cơ” gì khiến bạn ứng tuyển vào công ty của họ? Đồng thời từ cái kế hoạch 5 năm đó, họ cũng muốn biết xem bạn có phải là một người có chiều sâu về định hướng hay không? Và quan trọng nhất là liệu bạn có ý định làm việc lâu dài sau khi bạn làm việc ở công ty họ hãy không?
 
Để có thể dễ dàng hơn trong việc trả lời câu hỏi này, hãy thử thay đổi cách hiểu về câu hỏi đó theo một vài cách đơn giản hơn. Ví dụ như:
 
Một ngày làm việc đầy hứng khởi sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và đạt hiệu suất tốt nhất, truy cập link để đọc thêm  http://suckhoedoisong.vn/5-cach-don-gian-giup-ngay-lam-viec-phan-khoi-hon-n137592.html
 
Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì?
Vị trí lý tưởng mà bạn muốn theo đuổi là gì?
Bạn đang tìm kiếm điều gì trong vòng 5 năm tới?
Bạn định nghĩa như thế nào về thành công?
Điều gì là quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn?
Mấu chốt cho câu trả lời thông minh?
 
Ngày nay, trong một thị trường việc làm cạnh tranh khá gay gắt, hàng trăm ứng cử viên tham gia tìm việc cùng một thời điểm. Do đó, để tìm ra được người phù hợp nhất trong số các hàng trăm ứng cử viên, thì câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp này là phương pháp được nhiều nhà tuyển dụng ưa dùng.
 
Nhà tuyển dụng có xu hướng “bới lông tìm vết” các lỗi sai của các ứng viên nhằm tìm ra được ứng viên phù hợp nhất
Chính vì thế, khi gặp câu hỏi về mục tiêu dài hạn kiểu này, nguy cơ bị đánh trượt là rất cao. Nếu trong câu trả lời của bạn đề cập đến quá nhiều nghề hay lĩnh vực khác mà bạn sẽ theo đuổi ở tương lai, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không thực sự đam mê với vị trí mà bạn ứng tuyển, hay bạn chỉ coi công việc này như một công việc tạm thời. Để rồi một khi bạn đã tìm thấy công việc tốt hơn, bạn sẵn sàng nhảy việc, và có thể dễ dàng từ bỏ công việc hiện tại. Khi đó, bao nhiêu công sức đào tạo, huấn luyện của công ty dành cho bạn đều bị lãng phí sử dụng cho một công ty khác.
 
Do đó, sự cam kết, thái độ làm việc chăm chỉ và có kế hoạch rõ ràng để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực mà bạn đã lựa chọn là điều mà hầu hết nhà tuyển dụng tìm kiếm. Hãy tỏ ra mình là người có quyết tâm, có sự đam mê và một tinh thần cầu tiến, khát khao lớn. Tuy nhiên đừng quá viễn vông nhé, vì có thể nó sẽ trở thành lý do khiến bạn bị loại nhanh hơn.
 
Người phỏng vấn chỉ muốn điều tra bạn kỹ càng hơn về mực độ quan tâm của bạn
Tuy nhiên, có một vài trường hợp sẽ khó khăn hơn, như khi bạn muốn chuyển ngành. Ví dụ bạn nói rằng mình có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng, nhưng bây giờ lại muốn ứng tuyển vị trí nhân sự. Vậy bạn làm thế nào để lấy được lòng tin của nhà tuyển dụng, để họ tin rằng 5 năm sau bạn sẽ không bỏ họ mà đi như đã làm với công ty cũ?
 
Do vậy, những nhà phỏng vấn thường khá dè chừng khi tuyển dụng đối với các nhân viên có kế hoạch chuyển sang một công việc khác sau 5 năm. Cho dù là họ có tài giỏi, GPA có cao, kinh nghiệm vượt trội đến đâu thì nhà tuyển dụng cũng chẳng muốn nhận, vì sớm hay muộn, thì họ cũng sẽ đi thôi.
 
Vậy bạn nên nói điều gì?
 
Bí quyết thành công chính là đừng bao giờ nói hết những điều mình biết. Việc cân nhắc nhiều sự lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai là điều hoàn toàn bình thường, thế nhưng đừng bao giờ dại dột nói ra những dự định thực tế.  Đừng lo lắng quá, vì chẳng có nhà tuyển dụng nào dư thời gian để đi điều tra xem bạn có nói dối hay không. Thậm chí, có thể họ sẽ thích cách ứng xử khéo léo và nhanh nhạy của bạn thì sao? Vì vậy, thay vì “ruột để ngoài da”, hãy thử những cách sau:
 
Hãy tính tế trong việc trả lời câu hỏi
1. Đưa ra những câu trả lời chung chung
 
Những câu trả lời chung chung theo kiểu như: “Em có dự định muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng (nếu như bạn ứng tuyển về sales), “một nhân viên xuất sắc, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, …” Mặc dù nó sẽ không được đánh giá cao vì không cụ thể. Nhưng nếu bạn không thực sự nắm rõ về định hướng nghề nghiệp tương lai, thì những câu trả lời theo kiểu đó cũng tạm chấp nhận được.
 
2. Nhấn mạnh vào sự quan tâm dài hạn của bạn trong công việc
 
Như đã đề cập ở trên, nhà tuyển dụng sẽ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian để huấn luyện bạn phù hợp cho vị trí ứng tuyển này. Vì thế hãy đánh vào việc cam kết làm việc dài hạn kiểu như: ” Tôi có ước muốn được gắn bó và làm việc lâu dài với công ty, bởi vì tính cách bản thân không thích nhảy việc nhiều”, hay: “Tôi có đam mê được làm việc và công hiến sức mình trong lĩnh vực này, chính vì thế, tôi muốn trở thành một nhân viên nòng cốt trong công ty sau 5 năm tới”.
 
3. Thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết của bạn đối với công việc
 
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn có hứng thú với công việc đó như thế nào. Tại sao bạn muốn công việc đó là công việc tiếp theo của bạn. Bạn da diết muốn làm ở vị trí đó ngay lúc này.” Đây là vị trí mà tôi vẫn ấp ủ tìm kiếm, bời vì tôi vốn có ước mơ được trở thành một ABCXYZ, có kiến thức chuyên sâu trong việc CDEKG, …. v.v. Tôi muốn thực hiện ước mơ đó trong vòng 5 năm tới , và công việc này giúp tôi thực hiện được đam mê đó, chính vì vậy, tôi sẽ rất hạnh phúc nếu có cơ hội được nhận vào làm tại đây”. Nghe có vẻ giống “chém gió” nhưng ít ra vẫn làm mát lòng mát dạ nhà tuyển dụng vì họ biết được bạn còn quan tâm đến thông tin về vị trí này.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong