Nên đóng BHXH trên mức lương tối thiểu hay trên tiền lương và phụ cấp thực tế
Chào Tư vấn viên, em tên là Lâm Anh, hiện đang làm bên bộ phận nhân sự của một công ty bất động sản. Em mới vào làm nên có nhiều việc chưa hiểu rõ. Công ty em có chế độ đóng BHXH cho mọi người dựa trên mức lương tối thiểu. Dạo gần đây, sếp em định sẽ chuyển đổi hình thức sang đóng BHXH dựa trên tiền lương và phụ cấp. Việc này vấp phải sự phản đối của khá nhiều người vì làm thế thì tiền lương thực nhận của họ sẽ giảm đi. Cho em hỏi, công ty em nên làm thế nào cho đúng ạ?
Lâm Anh – TPHCM
Tư vấn viên trả lời
Lời đầu tiên, Tư vấn viên rất cảm ơn Lâm Anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho trang. Câu hỏi của bạn, Tư vấn viên xin được phép trả lời như sau.
Về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), hiện nay, có hai hình thức đó là đóng BHXH dựa trên mức lương tối thiểu và đóng BHXH dựa trên thu nhập thực tế.
1. Dựa trên mức lương tối thiểu
Đóng BHXH trên mức lương tối thiểu có nghĩa là mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7%. Như vậy mức tiền lương tối thiểu cần đóng cho BHXH sẽ giống như dưới bảng sau:
Đối với lao động có qua đào tạo:
Hình thức này giúp doanh nghiệp và người lao động có thể giảm mức BHXH, làm cho lương thực nhận của người lao động cao hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, người lao động không có lợi khi về già.
“Khi chủ sử dụng lao động tìm cách thỏa thuận với người lao động chỉ đóng BHXH trên mức lương tối thiểu vùng; đến lúc nghỉ hưu, dù có được nhận mức lương hưu tối đa bằng 75% mức lương đã đóng BHXH, người lao động cũng chỉ có lương hưu hằng tháng thấp hơn cả lương tối thiểu” – Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phân tích.
Dẫn số liệu khảo sát mới đây của Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Mai Đức Chính cho biết: Có tới 15% người nghỉ hưu tại TP HCM có mức lương 1.350.000 đồng/tháng, chỉ bằng mức chuẩn nghèo. Với lương hưu trí quá thấp như thế, cuộc sống của người lao động khi về già sẽ rất khó khăn.
2. Dựa trên mức lương, phụ cấp lương và các khoản thực thu khác
Từ 1/1/2016 đến hết năm 2017, người lao động và doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng. Từ 1/1/2018 trở đi, người lao động đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp và nhiều khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động. Người lao động sẽ đóng 8% và doanh nghiệp đóng 18%, chiếm 26% lương hàng tháng.
Sự thay đổi về lương đóng BHXH qua các năm
“Với cách tính trên, quyền lợi của người lao động sẽ tăng, bởi mức hưởng sau này dựa trên mức đóng và thời gian đóng. Đóng càng cao thì hưởng lương hưu sau này càng nhiều”, ông Trần Đình Liêu, Trưởng ban thu BHXH Việt Nam nói.
Theo ông, người lao động sẽ có tích lũy lâu dài, về già sẽ nhận được lương hưu nhiều hơn so với hiện nay. So với các nước trên thế giới, độ tuổi trung bình nghỉ hưu của người Việt thấp, khoảng 54,2 (bình quân 55,6 với nam và 52,6 đối với nữ). Trong khi đó thế giới độ tuổi trên dao động 60-62. Mỗi năm đóng BHXH, lao động nữ được nhận bình quân 3% lương hưu, còn lao động nam được 2,5%.
Việc nghỉ hưu sớm và chính sách được hưởng lương hưu một lần khiến cho quỹ lương hưu mất cân đối. Cách tính mới này đảm bảo nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít, bình ổn quỹ lương hưu và để đảm bảo tương lai lâu dài cho người lao động.
3. Chính sách thay đổi này liệu có lợi
Về mặt lý thuyết, việc đóng BHXH dựa trên lương, phụ cấp và các khoản bổ sung sẽ mang lại lợi ích về lâu dài. Nhưng việc này có khả thi hay không?
Với mức lương trung bình từ 7.000.000 đến 10.000.000, việc trích gần 30% lương để đóng BHXH dường như quá lớn. Người lao động hiện tại không có khả năng chi trả cho sinh hoạt phí của mình trong khi tiền lương thực nhận lại ngày càng ít đi.
Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN ngày 1/6/2017:
Dựa vào bảng sau, người lao động Việt Nam cần chi trả gần 30% lương cho các loại bảo hiểm. Số tiền này trở thành gánh nặng không hề nhỏ đối với người lao động nói chung và cả các doanh nghiệp nói riêng.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ dùng mọi cách để né các loại bảo hiểm xã hội này. Nếu không được, họ cũng tìm cách để cân đối lại và thường gây hậu quả trực tiếp đến người lao động.
Thông qua các thông tin trên, hẳn là Lâm Anh đã hiểu vì sao, mọi người trong công ty lại phản đối quyết định đóng BHXH dựa trên lương và phụ cấp rồi phải không nào.
Những chính sách BHXH của nước ta còn rất nhiều bất cập, những con số tỷ lệ cao đến vô lý. Nếu chỉ nhìn sơ qua, việc đóng BHXH theo thu nhập thực tế là giúp người lao động về lâu dài nhưng thực chất lại gián tiếp tạo ra áp lực không hề nhỏ cho người lao động.
Tiếp qua năm 2018, các khoản cần phải đóng lại càng cao thêm và điều này dù muốn hay không cũng phải làm theo vì đó là luật định. Tư vấn viên khuyên rằng, doanh nghiệp của bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi bắt đầu thay đổi hình thức đóng BHXH. Nếu có thể, bạn nên chờ đến năm 2018 để thực hiện hình thức mới luôn.
|