banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 22/11/2017, 03:35 PM
Chủ đề này đã có 411 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Kỹ năng nghề: “Điểm nghẽn” trong quá trình hội nhập
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Kỹ năng nghề thấp - năng lực cạnh tranh thấp
 
Theo TS Bùi Sỹ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực đóng vai trò như là một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ, do đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải có đủ sức đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng lao động phù hợp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới.
 
Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho lao động Việt Nam đang là yêu cầu cấp bách trong thời kỳ hội nhập
Tuy nhiên, TS Bùi Sỹ Lợi cũng thừa nhận: Nguồn nhân lực của ta đông nhưng không mạnh, vẫn còn một số yếu kém như: Trình độ lao động phổ thông khá nhiều, lao động qua đào tạo còn ít và đặc biệt là chất lượng đào tạo lao động chưa đạt yêu cầu, do vậy nguồn lực lao động chưa phát huy vai trò khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác để phát triển kinh tế xã hội.
 
Theo PGS.TS Cao Văn Sâm, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng, có chính sách hậu kiểm định để thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo thì rất cần thiết triển khai hệ thống đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động trong phạm vi quốc gia; cần coi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là giấy phép bắt buộc phải có để người lao động tham gia vào thị trường lao động.
Còn PGS.TS Cao Văn Sâm- Phó Tổng Cục trưởng Thường trực Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng: Kỹ năng nghề của người lao động nói riêng đang là “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển, giảm sút năng lực cạnh tranh của quốc gia. PGS.TS Cao Văn Sâm đưa ra dẫn chứng, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2016-2017, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam tụt 4 bậc, từ vị trí 56 xuống vị trí 60 trong 138 quốc gia và vùng lãnh thổ được tham gia xếp hạng.
 
Trong 5 nhóm vấn đề được coi là trở ngại lớn nhất đối với Việt Nam được Báo cáo chỉ ra, có 2 yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực là “lao động qua đào tạo không đủ và kỷ luật lao động kém”.
 
Kỹ năng phân tích là một trong những kỹ năng quan trọng để bạn đưa ra quyết định chính xác trong công việc, cuộc đời bạn, xem ngay  http://baodatviet.vn/doi-song/5-dieu-can-thuc-hanh-de-nang-cao-ky-nang-phan-tich-3346558
 
Phân tích của các chuyên gia đều chỉ rõ một logic: Năng suất lao động có được phải dựa vào kỹ năng nghề nghiệp của người lao động. Năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp gần như là hệ quả tất yếu của chuỗi phát triển.
 
Cũng theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2016, dân số Việt Nam đến cuối năm 2015 đạt 91,7 triệu người và có tổng thu nhập quốc nội khoảng 191,5 tỷ USD, tính trung bình thu nhập đầu người đạt 2,088 USD/năm. Con số này được xem là bước tiến lớn trong những năm gần đây khi giúp Việt Nam bước vào ngưỡng thu nhập trung bình.
 
Tuy nhiên, thống kê của WEF trong vòng 20 năm qua cho thấy khoảng cách thu nhập của người Việt với mức trung bình của nước đang phát triển tại châu Á ngày một xa. Vào thập niên 90, thế kỷ XX, thu nhập của người lao động Việt Nam gần như tương đương với các quốc gia cùng trình độ phát triển khác tại châu Á (khoảng 700-800USD theo tỷ giá vào thời điểm đó), nhưng đến năm 2014, thu nhập của Việt Nam đang thấp hơn trung bình của các nền kinh tế đang phát triển khác tại châu Á khoảng 3.000USD. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh quốc gia.
 
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam sẽ là một trong số những nước hưởng lợi nhiều nhất từ việc hội nhập kinh tế khu vực bởi kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), AEC sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng thêm 14,5% và tăng trưởng việc làm thêm 10,5%.
 
Tuy nhiên trên bình diện lao động, những lao động Việt Nam thiếu kỹ năng và kinh nghiệm “đánh mất” cơ hội việc làm vào tay các lao động tới từ các nước khác khi thị trường lao động được luân chuyển tự do trong nội khối ASEAN. Song song với đó là nguy cơ “chảy máu chất xám” khi các lao động có tay nghề của Việt Nam lại dịch chuyển sang làm việc cho các công ty lớn trong khu vực.
 
Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghề quốc gia
 
Từ thực tế trên, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, cần phải nâng cao nhận thức, đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo, sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường lao động hoạt động hiệu quả; xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng lao động có tính so sánh quốc tế.
 
Trong đó, giải pháp quan trọng đầu tiên là Việt Nam cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về năng lực nghề nghiệp và yêu cầu chất lượng đối với các cấp, bậc, ngành nghề đào tạo; thực hiện việc đánh giá và cấp chứng chỉ quốc gia theo tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp các cấp bậc đào tạo (dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và đại học) theo định hướng, yêu cầu của các nhà sử dụng nhân lực và hội nhập quốc tế.
 
Theo TS Lợi, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia cần chuẩn hóa cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo nhân lực; tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp với giáo viên và thiết lập hệ thống đăng ký, đánh giá định kỳ giáo viên theo tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên.
 
Đồng quan điểm về vấn đề này, theo PGS.TS Cao Văn Sâm, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng, có chính sách hậu kiểm định để thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo thì rất cần thiết triển khai hệ thống đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động trong phạm vi quốc gia; cần coi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là giấy phép bắt buộc phải có để người lao động tham gia vào thị trường lao động.
 
Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp phải là chủ thể của hoạt động đào tạo phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cho người lao động của doanh nghiệp. Khi tham gia hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng, doanh nghiệp được ưu đãi thuế. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng lao động qua đào tạo nghề (lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề).
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong