banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 28/11/2017, 03:25 PM
Chủ đề này đã có 500 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Thiếu kỹ năng, người giúp việc trở thành... mối họa
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Vừa qua, clip ghi lại hình ảnh một người giúp việc đánh bé gái hơn 1 tháng tuổi (TP Phủ Lý, Hà Nam), tung bé lên cao, nhét khăn vào miệng để bé không khóc khiến dư luận phẫn nộ.
 
Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD) năm 2015, 90% người giúp việc gia đình (GVGĐ) ở Việt Nam chưa được đào tạo nghề và chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Đây là nguyên nhân dẫn đến phát sinh nhiều mâu thuẫn với gia đình nhà chủ trong quá trình làm việc hoặc ngược lại.
 
90% người giúp việc chưa qua đào tạo
 
Các khảo sát liên quan đến nhóm lao động này đã chỉ ra gần 90% lao động GVGĐ đang làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động, nên không có cơ sở để đòi quyền lợi.
 
Bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc GFCD cho biết, hiện nay ở Việt Nam có 98,6% lao động GVGĐ là phụ nữ, độ tuổi trung bình là 44,8 tuổi, bình quân một lao động GVGĐ có thời gian làm việc khoảng 11 giờ/ngày. Chính vì hạn chế trong trình độ nhận thức nên nhiều lao động GVGĐ rất ngại phải tham gia các lớp đào tạo nghề, lo sợ phải ký hợp đồng vì sợ bị ràng buộc.
 
Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng An – nguyên Phó cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) cho rằng, việc thuê người GVGĐ, đặc biệt để làm công việc trông trẻ nhỏ, đang gặp phải một vấn đề - đó là chưa có một quy định rõ ràng trong việc lựa chọn, tuyển chọn người GVGĐ. "Người giúp việc có thể có những tật xấu như hành vi ăn cắp, lười biếng, nhưng những hành vi đó không đáng sợ bằng hành vi bạo lực với trẻ nhỏ, vì hành vi bạo lực có thể bắt nguồn từ rối loạn tâm thần, nên người ta có thể hành hạ trẻ em" – ông An nói.
 
Điều gì không tốt ở lối sống, cách làm việc của bạn khiến đồng nghiệp xa lánh, đọc ngay nhé  http://www.nguoinoitieng.net.vn/san-pham-dich-vu/10-dieu-o-ban-khien-dong-nghiep-chay-dai.htm
 
Ở các nước khác như Philippines, Hàn Quốc... người GVGĐ phải kiểm tra, trước tiên là về thể chất. Trong khi đó, tại Việt Nam, do cầu vượt cung nên nhiều gia đình chấp nhận thuê cả GVGĐ chưa được đào tạo hoặc không biết rõ lý lịch. "Thường gia chủ tự tìm hoặc nhờ qua người khác giới thiệu nên không loại trừ nhiều người thuê phải những người GVGĐ có bệnh lý truyền nhiễm, yếu tố sức khỏe tâm thần mà không biết. Do vậy, gia đình cần chọn lọc, tuyển chọn cẩn thận" – ông An khuyến nghị.
 
Chưa thực hiện đúng quy định
 
Mới đây, trong hội thảo "Tham vấn về hợp đồng tiêu chuẩn đối với lao động giúp GVGĐ tại Việt Nam" diễn ra tại Hà Nội, bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) cho biết, lao động GVGĐ đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.
 
GVGĐ không chỉ tăng cơ hội việc làm, trả công đối với một bộ phận lao động mà còn tạo ra việc chăm sóc người già, trẻ em, người khuyết tật một cách chuyên nghiệp và có chất lượng hơn. Tuy nhiên, lĩnh vực lao động này đang tồn tại khá nhiều vấn đề đáng quan ngại. Tình trạng GVGĐ không được bảo vệ, bị chặn lương, rồi người GVGĐ trộm cắp, bạo lực… vẫn thường xảy ra. Nhiều GVGĐ từ quê ra chưa được đào tạo, không có kỹ năng, làm việc hành xử theo kiểu tự phát đang làm đau đầu rất nhiều chủ nhà. Ở Việt Nam, mặc dù hành lang pháp lý đối với GVGĐ đã được ban hành tương đối đầy đủ, nhưng trên thực tế phần lớn người sử dụng lao động cũng như người lao động chưa hiểu hết hoặc chưa nắm hết những quy định của pháp luật đối với lao động. Việc ký hợp đồng lao động chưa được đầy đủ, các nội dung trong hợp đồng cũng chưa rõ ràng.
 
Theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, các quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động giúp việc gia đình đã ban hành nhưng thực thi chưa hiệu quả. Nghị định số 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người GVGĐ.
 
5 tiêu chí tuyển chọn người giúp việc an toàn
 
(Tư vấn của bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc GFCD)
 
1. Chỉ tuyển những người giúp việc có xác nhận thân nhân, lý lịch rõ ràng. Hồ sơ, lý lịch cần phải rõ ràng có xác nhận của chính quyền địa phương, có người giám hộ, hoặc địa chỉ của người thân để liên lạc khi cần.
 
2.Lựa chọn người giúp việc theo độ tuổi, cũng cần chú ý tới khả năng chuyên môn. Kiểm tra xem người giúp việc đó có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần tuyển không. Thực tế, nhiều người giúp việc ở quê lên, chưa quen với tác phong làm việc.
 
3.Khi tuyển người giúp việc cần chú ý tới vấn đề sức khỏe. Nhiều người giúp việc khi đi giúp việc mắc bệnh truyền nhiễm, có thể lây bệnh cho thành viên khác trong gia đình chủ nhà.
 
4.Khi tuyển người giúp việc ngoài việc biết lý lịch, có chuyên môn, khỏe mạnh còn cần lưu ý đến góc độ sự nhiệt tình, cẩn trọng. Công việc giúp việc gia đình là công việc vất vả, người giúp việc lại sống cùng với gia đình chủ. Do vậy, khi tuyển chọn cần cố gắng tìm hiểu thật kỹ tính cách, lối sống của họ.
 
5.Vấn đề rất quan trọng khi tuyển người giúp việc là phải ký hợp đồng. Ký hợp đồng giúp hai bên có cơ chế ràng buộc, qua đó nâng cao trách nhiệm, tuân thủ nguyên tắc đã đề ra từ trước đó.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong