banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 04/12/2017, 03:49 PM
Chủ đề này đã có 440 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Lao động thất nghiệp ở Hà Nội chỉ có 3% đăng ký học nghề
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là một trong những chính sách an sinh xã hội lớn được ví như là “phao cứu sinh” để thay thế hoặc bù đắp một phần nguồn thu nhập bị mất của người lao động (NLĐ) khi họ mất việc làm và tạo điều kiện cho người lao động thất nghiệp sớm có cơ hội quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên việc triển khai chính sách này dường như mới chỉ dừng lại ở chế độ trợ cấp thất nghiệp.
 
Lao động thất nghiệp ở Hà Nội chỉ có 3% đăng ký học nghề - Ảnh 1Lao động thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm.
 
 Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh thu hút FDI cao trong cả nước, nhu cầu tuyển dụng lao động rất nhiều, các bạn ứng viên nộp cv nhanh tay nào Kiếm việc làm tại Bình Dương
 
Mức hỗ trợ học nghề thấp, khó thu hút người học
Là một trong những lao động đến khai báo thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, chị Nguyễn Thị Huyền ở phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết chị làm may cho một Công ty dệt may xuất khẩu đã 3 năm nhưng nay do đơn hàng công ty nhận được ngày càng ít, vì vậy Công ty phải cắt giảm hơn 30 lao động nên chị Huyền phải nghỉ việc từ đầu tháng 11. "Mình đã đóng đủ 3 năm BHTN nên chỉ muốn lấy tiền trợ cấp để trang trải cuộc sống hàng ngày và mở một cửa hàng tạp hóa tại nhà nên tự thấy việc học nghề là không cần thiết. Hơn nữa, mức hỗ trợ học nghề tối đa 1 triệu đồng/người/tháng như hiện nay là quá thấp so chi phí ăn uống, đi lại khá tốn kém”-chị Huyền băn khoăn.
Chị Thu Thủy (quận Long Biên, Hà Nội), một lao động thất nghiệp nêu khó khăn: “Tôi làm kế toán, nên khi thất nghiệp muốn nâng cao chuyên môn về các mô hình thực hiện kế toán hiện đại trên máy để có kinh nghiệm, nhưng những lớp học này học phí lên tới vài triệu đồng, trong khi mức hỗ trợ hiện nay chỉ có 1 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng. Còn nói người lao động tự bỏ thêm tiền ra để học nghề, thì chúng tôi đang thất nghiệp, khó khăn, làm sao có tiền đi học được”.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dịch vụ Việc làm (DVVL) Hà Nội, số lượng hồ sơ giải quyết BHTN tăng dần đều qua các năm, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Trung tâm DVVL Hà Nội 10 tháng đầu năm 2017 là 40.240 người. Số người có Quyết định hưởng TCTN do Sở LĐ- TB&XH ban hành 10 tháng đầu năm 2017 là 40.079 người, tăng 23,68% so với cùng kỳ năm 2016 (32.403 người). Cũng trong 10 tháng đầu năm 2017, Trung tâm DVVL Hà Nội còn tiếp nhận 145.907 lượt người lao động đến thông báo về tình trạng tìm kiếm việc làm hằng tháng (trung bình hằng tháng tiếp khoảng 13.000 lượt người).
Theo ông Tạ Văn Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, những năm trước, tỷ lệ lao động thất nghiệp đăng ký học nghề chỉ khoảng 2-3%, có thời điểm tỷ lệ này tăng lên khoảng 6%. Trong thời gian gần đây, mỗi tuần bình quân có khoảng 3.000 người đến đăng ký thất nghiệp, nhưng chỉ có hơn 100 người đăng ký học nghề (hơn 3%).
 
Lao động thất nghiệp ở Hà Nội chỉ có 3% đăng ký học nghề - Ảnh 2Lao động khai báo thất nghiệp
Lao động thất nghiệp chưa chủ động học nghề
Nhìn chung, qua thực tế thực hiện tại Hà Nội đã cho thấy các quy định hỗ trợ dạy nghề đã thông thoáng và thuận tiện hơn trong việc trợ giúp người lao động học nghề, tìm việc làm. Tuy vậy, công tác hỗ trợ đào tạo nghề ở Hà Nội vẫn còn một vài nỗi lo khi triển khai dạy nghề cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đó là số người lao động đăng ký học cùng nghề rất ít lại còn rải rác nên rất khó cho công tác tổ chức lớp học; Ý thức tự giác học nghề để có việc làm ổn định của một số người lao động chưa cao nên tỉ lệ học nghề thấp hơn so với tỉ lệ người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, một số cơ sở chưa được trang bị các hệ thống thiết bị đáp ứng được yêu cầu dạy nghề nên cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động...
Theo ông Tạ Văn Thảo các ngành nghề được người lao động lựa chọn học nghề, như: Kỹ thuật nấu ăn chiếm 26 %, sửa chữa ô tô chiếm 23,7 %; pha chế đồ uống 16,5 %; lái xe ô tô hạng B2 và C chiếm 14 %, tin học văn phòng 9,3 %...
 “Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn khó khăn, sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tối đa của những người thất nghiệp có nhu cầu học nghề. Do đó, người lao động thất nghiệp mà chưa qua đào tạo nghề thì nên chủ động theo học tại cơ sở dạy nghề để nâng cao trình độ ở một nghề phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của bản thân”- ông Thảo nêu quan điểm.
Ông Thảo cũng khẳng định: “Hỗ trợ lao động thất nghiệp học nghề là một chính sách cần thiết để đối tượng này sớm quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, để chính sách thiết thực, hiệu quả hơn, cần nâng mức hỗ trợ học nghề ở một số ngành nghề sơ cấp có chi phí đào tạo cao để giảm bớt gánh nặng cho người lao động. Mặt khác, các ngành chức năng cũng cần có những dự báo nhu cầu thị trường lao động chính xác, tốt nhất để định hướng, tư vấn nghề phù hợp cho họ dễ tìm việc làm sau khi được đào tạo”.
Thời gian tới, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tiếp tục đẩy mạnh tư vấn, tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ, nắm kỹ về chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động thất nghiệp thông qua đội ngũ tư vấn viên trực tiếp tại Trung tâm và các đợt tuyên truyền lưu động tại nhiều địa bàn trong toàn tỉnh; mở thêm các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động, giúp người lao động trang bị kỹ năng cần thiết khi đi xin việc, làm việc tại môi trường mới. Đồng thời, tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước để gắn chặt nhiệm vụ giải quyết thủ tục BHTN với hoạt động các Sàn, điểm giao dịch việc làm vệ tinh để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và lân cận.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong