banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 25/12/2017, 04:15 PM
Chủ đề này đã có 472 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Những bất đồng xoay quanh tăng lương tối thiểu, giờ làm thêm
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Tại Hội nghị người sử dụng lao động năm 2017 do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã hội tổ chức, câu chuyện tăng lương tối thiểu và tăng giờ làm thêm đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, hiệp hội.
Không nên tăng lương tối thiểu hàng năm
 
Từ 1/2/2018, tiền lương tối thiểu vùng I là 3.980 đồng; vùng II là 3.530 đồng, vùng III là 3.090 đồng, vùng IV là 2.760 đồng (bình quân tăng 6,5%). Tính từ năm 2008 đến năm 2017, Nhà nước tăng lương tối thiểu 10 lần với tỷ lệ cao, trong đó doanh nghiệp trong nước tăng bình quân 21,9%/năm; doanh nghiệp FDI tăng 15,2%/năm. Trong khi GDP (2008-2016) tăng bình quân 5,96%, CPI tăng 8,77%, năng suất lao động tăng 3,65%.
 
Theo các doanh nghiệp, hiện nay việc tăng lương tối thiểu vùng hàng năm cao nên nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, một số chỉ tiêu để xác định lương tối thiểu vùng chưa hợp lý, dẫn đến bất cập trong việc định nghĩa mức sống tối thiểu. Do đó, chưa xác định được tăng bao nhiêu mới đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động. “Vì vậy cần ngừng tăng lương tối thiểu vùng, hoặc 2-3 năm mới xem xét tăng lương một lần; doanh nghiệp sống được, thì người lao động mới có việc làm…”, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên nói.
 
Đại diện cho các doanh nghiệp thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, trong bối cảnh năng suất lao động, giá thành sản phẩm không tăng thì việc tăng lương tối thiểu sẽ tăng thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Tăng lương tối thiểu không những không làm tăng mà thậm chí làm giảm thu nhập của người lao động.
 
Thoát khỏi những cằn nhằn của vị sếp thích xem xét “tiểu tiết”  http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2007476
 
Để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Nam kiến nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần sớm thúc đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung luật để trình Quốc hội sớm, không nên để đến năm 2019 mới trình như dự kiến.
 
Đồng quan điểm, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng, việc tăng lương tối thiểu sẽ khiến doanh nghiệp giảm lợi nhuận, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
 
“Việc tăng lương tối thiểu sẽ làm tăng số tiền đóng bảo hiểm, kinh phí công đoàn, tăng chi phí, giảm lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc tăng lương còn làm giảm cơ hội việc làm, nhất là mở rộng sản xuất về vùng sâu, vùng xa, bởi nếu như mức lương tối thiểu quá cao thì doanh nghiệp sẽ không đủ sức chi trả cho công nhân. Mặt khác, việc tăng lương tối thiểu còn làm giảm thu hút FDI vào ngành thâm dụng lao động, hoặc áp dụng cách mạng 4.0 bởi các doanh nghiệp FDI sẽ chạy tới những khu vực có mức lương tối thiểu thấp hơn”, ông Cẩm nói.
 
Do đó, ông Cẩm đề nghị không tăng lương tối thiểu hàng năm. “Nhà nước không nên tăng lương tối thiểu hàng năm mà từ 2-3 năm mới tăng lương một lần. Đồng thời, không lấy lương tối thiểu làm căn cứ xây dựng bậc 1 trong hệ thống thang bảng lương” ông Cẩm nói.
 
Sửa đổi giờ làm thêm lên từ 400-600 giờ/năm
 
Ngoài vấn đề về tiền lương tối thiếu, thì vấn đề về giờ làm thêm của công nhân cũng nhận được rất nhiều ý kiến góp ý của đại điện doanh nghiệp cũng như hiệp hội.
 
Góp ý về vấn đề giờ làm thêm của công nhân, bà Đào Thị Huyền, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, kiến nghị trong dự thảo Bộ luật Lao động cần phải sửa đổi giờ làm thêm theo hướng tăng lên 400-600 giờ/năm. Vì nếu Việt Nam tiếp tục giữ giờ làm thêm như hiện nay thì nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ không đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các ngành nghề cần nhiều lao động.
 
 
“Các doanh nghiệp khác có thể lách luật để tăng giờ làm thêm, nhưng doanh nghiệp Nhật Bản rất tuân thủ pháp luật Việt Nam vì sợ ảnh hưởng đến đơn hàng. Vì không được tăng ca nên thu nhập thấp hơn các doanh nghiệp khác dẫn đến việc các doanh nghiệp Nhật Bản không thu hút được lao động để phát triển...”, bà Huyền nói.
 
Về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng việc làm thêm tăng cao sẽ kéo theo tai nạn lao động tăng. Vì vậy, khi xây dựng Bộ luật Lao động năm 2012, Nhà nước đã khống chế theo hướng giảm thời gian làm thêm, đây là một chính sách nhân văn, đúng theo nguyên tắc và phù hợp với xu thế. Măt khác, nhiều doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ nên rất cần giờ làm thêm để hoàn thành sản phẩm. Bên cạnh đó, bản thân người lao động mong muốn làm thêm giờ để tăng thu nhập. Nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các bên cần phải tính toán tăng giờ làm thêm hợp lý, đảm bảo không phải làm việc quá sức để tai nạn xảy ra.
 
 
“Hiện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang sửa luật theo hướng tăng giờ làm thêm. Tuy nhiên, quan điểm của tôi, việc sửa đổi này phải phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, có thời gian làm thêm theo thời vụ để giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm. Nhưng đã làm thêm thì tiền làm thêm phải tăng theo lũy tiến. Chúng ta phải dùng rào cản để tránh làm thêm giờ theo hình thức tăng cường độ lao động mà không phải tăng năng suất lao động. Đây phải trở thành việc thỏa thuận bình đẳng giữa chủ sử dụng lao động và người lao động…”, ông Lợi nói.
 
Trước những kiến nghị của doanh nghiệp, ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội khẳng định, Bộ sẽ ghi nhận những kiến nghị liên quan đến điều chỉnh thời gian làm thêm.
 
“Bộ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ghi nhận những ý kiến đóng góp của đại diện doanh nghiệp cũng như hiệp hội. Riêng đối với vấn đề tăng lương tối thiểu vùng, qua khảo sát tại một số khu công nghiệp, đời sống người lao động còn khó khăn. Vì vậy, tiền lương tối thiểu vùng cần được xem xét tăng theo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội từng năm, từng vùng… Đồng thời, Nhà nước cũng cần phải xem xét để đảm bảo sự hài hòa lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động”, ông Lê Quân nói.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong