banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 26/12/2017, 05:14 PM
Chủ đề này đã có 561 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Kinh nghiệm của 7 CEO thành công nhất nước Mỹ
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Kinh doanh là ý tưởng, niềm vui, sự hứng khởi, hợp tác và là tất cả những điều đó cộng lại. Đó là quan niệm chung của các vị tổng giám đốc (CEO) thành công nhất nước Mỹ được học giả Jeffret A. Krames tóm lược trong cuốn sách “Những bài học của 7 CEO thành công nhất nước Mỹ”.
”.
 
Những CEO thành công nhất nước Mỹ. Bảy CEO được đề cập ở đây là Michael Dell (Tập đoàn máy tính Dell Computer), Jack Welch (General Electric), LouisV. Gerstner (IBM), Andy Grove (Intel), Bill Gates (Microsoft), Herb Kelleher (Southwest Airlines) và Sam Walton (Wal-Mart). Đó là là những người sáng tạo hoặc nâng cấp những sản phẩm, qui trình và những giải pháp đi truớc thời đại.
 
Các CEO này đã thực hiện những ý tưởng độc đáo nhất, bất luận nguồn gốc, và đây là đặc điểm nổi bật nhất, cơ bản nhất của văn hóa tiếp thu.
 
Theo học giả Jeffret Krames, những CEO giỏi bám lấy nhu cầu thị trường, lấy khách hàng làm trọng tâm để định hướng sản phẩm. Sau đó, họ quay trở lại thiết lập cơ chế tổ chức nhằm tập trung thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chính khách hàng mới là người quyết định số phận công ty và chỉ có một ông chủ duy nhất: đó chính là khách hàng.
 
Bạn muốn chuyển việc ? Bạn muốn tìm việc làm uy tín, vui lòng click vào link để biết thêm chi tiết  http://cafef.vn/tim-viec-lam-uy-tin-hieu-qua-o-dau-20171129114133735.chn

Hơn thế nữa, những vị CEO kiệt xuất này có khả năng chuyển tải bầu nhiệt huyết đến nhân viên, khuấy động nhiệt tình hăng say cống hiến vì công việc, vì công ty và sự nghiệp của bản thân. Họ luôn hiểu rõ vai trò quan trọng của văn hóa, đồng thời cũng nhận thức đầy đủ về những khó khăn phải đương đầu khi muốn tạo một thay đổi có ý nghĩa về văn hóa công ty.
 
Văn hóa công ty là mấu chốt để duy trì bản sắc của một công ty. Nội dung của văn hóa công ty rất rộng trong đó có tạo ra môi trường trong đó mọi người đều có khát vọng cống hiến vì mục đích chung; luôn đồng tâm hiệp lực nhắm đến các mục tiêu và hiệu quả cụ thể; lắng nghe ý kiến mọi người và chia sẻ lợi nhuận sao cho mọi nhân viên đều trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, thậm chí như một thành viên trong đại gia đình...
 
Sau đây là kinh nghiệm thành công của các vị CEO thành công nhất nước Mỹ:
 
Khách hàng là trọng tâm trong mô hình kinh doanh (Michael Dell)
 
Trong việc xác định chiến lược kinh doanh, Michael Dell luôn coi khách hàng là trọng tâm trong mô hình kinh doanh. Ông cho biết ngay từ khi khởi nghiệp, công việc kinh doanh của Dell Computer – từ khâu thiết kế, sản xuất đến khâu bán hàng – “đều được định hướng theo ý kiến khách hàng”. Mô hình của Dell dựa trên mối quan hệ trực tiếp công ty - khách hàng, không qua khâu trung gian hay môi giới; biết rõ khách hàng muốn gì và kịp thời “bắt mạch” được thị trường nhằm cung cấp công nghệ cần thiết đến đúng đối tượng khách hàng. Mô hình trực tiếp trở thành xương sống của Dell Computer và là công cụ lớn nhất thúc đẩy tăng trưởng. 
 
Tạo lập một tổ chức học hỏi đích thực (Jack Welch)
 
Jack Welch từng nói: “Hành vi của con người được thúc đẩy bởi niềm đam mê. Và nếu một tổ chức có khả năng không ngừng học hỏi từ mọi nguồn, mọi nơi, sau đó vận dụng nhanh chóng những kiến thức thu được vào hành động thực tế thì đó chính là lợi thế cạnh tranh cốt yếu nhất”. Ông cho rằng trách nhiệm của mỗi nhân viên là tìm ra những ý tưởng tốt nhất và người hùng chính là người có nhiều ý tưởng.
 
Phương châm chủ đạo của Jack Welch là xây dựng công ty không có hệ thống quản lý quan liêu và những giới hạn – một dạng công ty mà ý tưởng và trí tuệ nắm quyền chi phối.
 
Chú trọng vào giải pháp (LouisV.Gerstner)
 
Theo LouisV.Gerstner, IBM là “công ty của những giải pháp”, lấy một vấn đề chuyên biệt mà khách hàng gặp phải làm xuất phát điểm và từ đó nghiên cứu tạo ra “một giải pháp đúng đắn kết hợp được cả công nghệ lẫn kiến thức chuyên môn”.
 
Bài học từ những tháng đầu tiên trên cương vị Tổng giám đốc IBM của Gerstner đã để lại những kiến thức quý báu cho các nhà quản lý khác khi rơi vào tình cảnh khó khăn là tận dụng mọi vũ khí hiện có; để cho khách hàng chỉ ra những nhược điểm của công ty; đưa tài chính vào quy củ và xây dựng được tầm nhìn hoàn chỉnh trước khi thực thi bất kỳ kế hoạch mới nào.
 
Andy Grove: Chuẩn bị cho một cuộc cải biến lớn lao
 
Theo Andy Grove, “hầu hết những công ty bị phá sản không phải vì đã mắc sai lầm, mà vì những công ty này thiếu những cống hiến thực sự. Họ đã để phí hoài những động lực và nguồn lực của chính họ trong quá trình cố gắng đưa ra một quyết định, hoặc nguy hiểm hơn nữa là trong tình trạng đứng yên”.
 
Có rất nhiều điều đáng để học tập trong hành trình đầy biến động của Grove để xây dựng nên nhà sản xuất chíp máy tính lớn nhất thế giới. Trên hành trình đó, công ty đã không dưới một lần đối mặt với những đợt khủng hoảng quy mô. Điều này càng củng cố và góp phần giải thích cách nhìn có phần cảnh giác của Grove. Có lần ông đã nói: “Thành công đẻ ra tính tự mãn. Tính tự mãn sẽ dẫn đến thất bại”.
 
Tôi có một nguyên tắc trong kinh doanh, đó là muốn biết được điều gì sẽ xảy ra trong vòng mười năm tới thì phải nhìn lại những gì đã xảy ra trong mười năm qua.
 
Bản chất của một công ty như Intel gắn với thực hiện và chiến lược. Ở một góc độ nào đó, Intel chẳng khác nào một chiếc ghế 3 chân. Một chân là công nghệ, cụ thể là công nghệ silicon và công nghệ thiết kế, một chân là sản xuất và cái chân cuối cùng là tiếp thị.Intel hoạt động tốt hay không đều là nhờ cả ba cái “chân” này cân đối với nhau. Khi một trong những trụ cột đó yếu hơn những trụ cột kia, chúng tôi bị chao đảo.
 
Bằng việc loại bỏ lĩnh vực bộ nhớ và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bộ vi xử lý có độ rủi ro cao hơn, Grove đã gieo những hạt giống mà sau này giúp Intel trở thành một công ty hùng mạnh trong ngành kinh doanh mới này.
 
Bill Gates: Khai thác tiềm năng trí tuệ của tất cả nhân viên
 
“Con người thông minh dù ở bất kỳ vị trí nào trong công ty cũng cần có quyền đưa ra sáng kiến” – Bill Gates từng phát biểu.
 
Những con người thông minh ở bất kỳ vị trí nào trong công ty cũng cần có quyền được đưa ra ý tưởng của mình. Khuyến khích tất cả các nhân viên tham gia vào hoạch định chiến lược là chính sách tất yếu mà các công ty trong thời đại thông tin cần thực hiện.
Càng cung cấp nhiều thông tin cho nhân viên, anh càng nhận được nhiều giá trị họ tạo ra. Anh có thể xây dựng lại dịch vụ khách hàng, có thể thay đổi kế hoạch sản phẩm và thu thập được nhiều thông tin phản hồi, anh sẽ phản ứng kịp thời hơn khi lắng nghe sự mách báo của thị trường qua chính nhân viên của mình.
 
Theo quan điểm của Bill Gates, một tổ chức muốn coi trọng ý tưởng và chia sẻ tri thức giữa các thành viên cần tạo dựng cơ sở hạ tầng và một nền văn hoá phát huy các ý tưởng từ mọi thành viên; tổ chức các buổi họp quy mô nhỏ để thảo luận những sáng kiến trọng yếu và giúp ban lãnh đạo điều chỉnh hoạt động của mình.
 
Herb Kelleher: Tạo dựng nền văn hoá doanh nghiệp dựa trên hiệu quả công việc
 
“Một nguyên tắc tại Southwest là nếu ai đó đề xuất một ý kiến, anh sẽ phải xem xét nó một cách nhanh chóng và đưa ra quyết định ngay lập tức. Có thể anh không đồng tình nhưng phải đưa ra rất nhiều lý do để giải thích, hoặc anh có thể cho rằng nên thử nghiệm ý tưởng đó để xem hiệu quả sẽ như thế nào” - Herb Kelleher nói.
 
Theo Herb Kelleher, tinh thần đồng đội chính là hạt nhân trong thành công của chúng tôi. Đó là điều khó khăn nhất đối với bất kỳ đối thủ nào nếu muốn bắt chước theo chúng tôi. Họ có thể mua tất cả mọi thứ hiện hữu. Nhưng lại không thể mua nổi sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành - đó là những cảm giác khi người ta được tham gia vào một sự nghiệp hay một chiến dịch thực sự.
 
Herb Kelleher cho biết: “Chúng tôi cố gắng tạo ra một môi trường tại đó mọi người đều có thể vượt qua các rào cản về cấp bậc để làm một số việc m
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong