Thiếu sự gắn kết
Yếu tố đầu tiên cần cân nhắc là các thành viên trong đội gắn kết với nhau như thế nào? Một khi có sự gắn kết chặt chẽ, sẵn sàng phấn đấu của các thành viên thì hiệu quả của nhóm sẽ tiến bộ nhanh chóng. Sự gắn kết của đội được đánh giá dựa vào mức độ hòa hợp, tin tưởng và tôn trọng ý kiến của nhau giữa các thành viên. Điều này vốn rất khó quan sát nhưng các nhà quản lý có thể nhận thấy thông qua các dấu hiệu giữa các cá nhân khi bàn thảo về một chủ đề nào đó. Hoặc bạn cũng có thể xác định xem các thành viên trong nhóm có tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm hay không, thay vì tạo lập các nhóm nhỏ. Các thành viên thiếu gắn kết, tự tạo nhóm riêng sẽ là nguyên nhân khiến nhóm làm việc không hiệu quả.
Giao tiếp không hiệu quả
Để cùng đạt được một mục tiêu và đồng ý quan điểm với mục tiêu đó, nhóm cần phải có sự giao tiếp hiệu quả như sẵn sàng xem xét mọi ý kiến, trao đổi với nhau nhiều hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả. Việc giao tiếp sẽ có thể xảy ra nhiều xung đột, vì thế cần có một quy trình giải quyết xung đột trong trường hợp nhóm không thể có tiếng nói chung.
Không cùng ý tưởng
Một nhóm có nhiều người vì thế sẽ có rất nhiều quan điểm đối lập, và đó cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm. Do đó cần có một ý tưởng chung để ngăn chặn sự đối lập và bảo vệ sự hài hòa giữa các thành viên.
Không có sự đồng nhất
Khó khăn của một người quản lý là tìm ra sự cân bằng giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi người đến từ một vùng miền, có nền văn hóa và trình độ khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá sự đồng nhất của nhóm, bạn có thể xem xét các điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cá nhân, trình độ học vấn, kỹ năng, khả năng… Khi nhóm có sự đồng nhất sẽ có xu hướng gắn kết chặt chẽ và có thể dễ dàng giao tiếp và giảm xung đột hiệu quả hơn.
Cá nhân hóa công việc
Mỗi thành viên trong nhóm sẽ đảm nhận vai trò khác nhau. Bạn nghĩ rằng việc nhận ra được tiềm năng của từng thành viên và xác định vai trò phù hợp cho thành viên đó sẽ giúp nhóm hoạt động tốt hơn. Nhưng một số cá nhân lại có tinh thần làm việc kiểu “một mình”, chỉ tập trung vào một công việc riêng để làm tốt mà thiếu đi sự giúp sức cho đồng đội. Như thế cũng làm cho nhóm làm việc trở nên kém hiệu quả hơn.
Ngoài ra, cũng còn một số nguyên nhân khác dẫn đến làm việc nhóm kém hiệu quả như: sự nể nang trong quan hệ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không chú ý đến công việc của nhóm… Để có thể đảm bảo nhóm làm việc hiệu quả hơn đòi hỏi người quản lý phải hiểu rõ về những thành viên trong nhóm của mình và giao việc phù hợp, là người trung gian gắn kết họ lại với nhau.