Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Tôi không thích từ rẻ khi nói về lao động Việt Nam
Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi đánh giá về thị trường lao động (TTLĐ) Việt Nam tại tọa đàm “Cơ hội và thách thức của giới trẻ trong tiếp cận việc làm" do Oxfam tại Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, nước ta có dân số đông với gần 93 triệu người, trong đó lực lượng lao động ước tính 58 triệu người. Bên cạnh đó, dân số nước ta đang ở thời kì dân số vàng, dù đang trong giai đoạn già hóa. Cụ thể, lực lượng lao động ước tính khoảng hơn 60% ở độ tuổi 35 tuổi trở xuống và tuổi bình quân của NLĐ trẻ so với các quốc gia khác.
Hiện nay, các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đầu tư vào nước ta đánh giá lao động Việt Nam rẻ. Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: "Yếu tố này tôi không thích, tôi muốn lao động Việt Nam càng đắt giá hơn. Dù sao, trước mắt còn nhiều công việc mang tính gia công và tạo công ăn việc làm nên rẻ là yếu tố có thể sử dụng được, nhưng không thể kéo dài”.
TTLĐ Việt Nam năng động, có sự chuyển dịch liên tục từ nông thôn sang thành thị, nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Năng động thể hiện ở sự chuyển dịch việc làm trong khu vực truyền thống như khu vực Nhà nước hoặc nông nghiệp, sang khu vực tư nhân vô cùng rộng lớn.
Về trách nhiệm TTLĐ, các chuyên gia cho rằng cần khuyến khích tham gia nhiều hơn vào khu vực chính thức, vì trong khu vực này sẽ đảm bảo các yếu tố của việc làm nhân văn như tiền lương tương ứng, bảo hiểm xã hội và chế độ khác nhau.
Để xây dựng và phát triển được việc làm nhân văn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Về khía cạnh vĩ mô, chúng ta mong muốn có thể phát triển việc làm theo cách tiếp cận việc làm nhân văn. Các năm gần đây, chúng ta nhấn mạnh rất nhiều việc phát triển bền vững, tăng trưởng bao trùm… Tất cả khẩu hiệu là mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp nhưng không dễ thực hiện. Bởi đạt được việc làm nhân văn là cả quá trình thực hiện”.
Để có được việc làm nhân văn đòi hỏi nhiều phía, bên cạnh cần có chính sách, hệ thống môi trường kinh doanh tốt, nước ta cần khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức khác nhau tạo được việc làm nhân văn.
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hoàn toàn không dễ dàng đáp ứng những tiêu chí của việc làm nhân văn như trả lương hợp lý, bảo hiểm xã hội, cơ hội NLĐ học hỏi... Không phải DN nào cũng có điều kiện đáp ứng đầy đủ những tiêu chí đó. Ví dụ như hằng năm, khoảng 60.000 DN rời khởi thị trường vì không thể trụ nổi.
Mặt khác, về góc độ cá nhân NLĐ, ai cũng mong muốn có được việc làm nhân văn nhưng muốn có được như vậy NLĐ phải tự tôi luyện kỹ năng làm việc, năng suất lao động để đáp ứng yêu cầu của việc làm nhân văn đề ra.
|