banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 09/03/2018, 03:10 PM
Chủ đề này đã có 578 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao cho xuất khẩu lao động
Thông tin mua bán Liên Hệ:
Thị trường truyền thống vẫn chiếm ưu thế
Dấu ấn nổi bật của ngành LĐ-TB&XH trong năm 2016 là XKLĐ với 126.296 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (46.029 lao động nữ; chiếm 36,45%); vượt 26,29% so với kế hoạch năm và bằng 108,89% so với năm 2015 và là con số cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực này. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Năm 2017 cũng đang hứa hẹn vượt kế hoạch đề ra bởi cơ hội cho những lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài rất lớn.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, các thị trường trọng điểm truyền thống tăng trưởng rất tốt, đáng chú ý là thị trường Hàn Quốc đã mở cửa trở lại, mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam. Một thị trường truyền thống khác là Nhật Bản trong năm qua cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may, trong đó  nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh. Mặt khác, số lượng lao động đưa đi làm việc có thời hạn ở một số thị trường khác cũng đều tăng.
 
 Bạn chán công việc hiện tại ? Bạn muốn chuyển việc ? Chuyển việc sao cho hợp lý, tham khảo ngay  https://thanhnien.vn/ban-can-biet/nhay-viec-dau-nam-thach-thuc-va-co-hoi-936682.html
 
Bên cạnh những thị trường truyền thống, ngành LĐ-TB&XH cũng chú trọng mở cửa nhiều thị trường mới như Thái Lan, Australia... Đáng chú ý, thị trường Đức, Nhật Bản cũng tiếp tục nhận ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc theo các chương trình đã ký kết. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã có thỏa thuận với Đức liên quan đến vấn đề tuyển chọn đào tạo điều dưỡng sang làm việc trong các bệnh viện tại Đức. Đặc biệt, trong năm 2017, Bộ LĐ-TB&XH cũng đang nghiên cứu, hoàn thiện Đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025” để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài được đặt lên hàng đầu. Trong đó, các doanh nghiệp phải phối hợp với các đối tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi. Đối với các thị trường có nhiều lao động Việt Nam làm việc, sẽ có các ban quản lý lao động tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng quản lý lao động. Đối với những nước không có ban quản lý lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để làm tốt công tác bảo hộ công dân và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Bên cạnh đó xây dựng các mô hình quản lý lao động phù hợp với từng thị tiếp nhận lao động, bảo đảm quản lý chặt chẽ, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; theo dõi, hỗ trợ và phát huy lực lượng lao động này khi về nước.
Lao động đi làm việc ở nước ngoài: Cần kỹ năng gì?
Thực tế, không ít người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài thiếu thông tin hoặc không tìm hiểu kỹ thông tin, dẫn đến việc bị các đối tượng cò mồi lừa đảo, “tiền mất tật mang”. Trong khi đó, nguồn lao động của ta phần lớn còn yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa phù hợp yêu cầu của thị trường, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp nên còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, khi người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần phải có những kỹ năng gì? Trước hết là tìm hiểu rõ thông tin về thị trường mình định đến làm việc, thứ hai phải có được các kiến thức kỹ năng theo khung trình độ mà thị trường đó đòi hỏi. Điều này có nghĩa là bên cạnh việc học ở nhà trường, phải tìm hiểu thêm kiến thức thực tiễn, phải trau dồi khả năng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm. Ngoài ra, cần phải rèn luyện ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cùng nhiều kỹ năng mềm khác trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
 
 
Ngoài những thị trường XKLĐ truyền thống, việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng đã tạo ra nhiều cơ hội về lao động, việc làm cho lao động cũng như những người sử dụng lao động ở Việt Nam và các nền kinh tế khác trong ASEAN. Có thể nói, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn phải xác định là một giải pháp lâu dài, phù hợp với xu hướng cung lao động ngày càng lớn. Bên cạnh đó, việc gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp, xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động cả ở cấp độ vĩ mô và cấp cơ sở giáo dục nghề nghiệp...
ong thời gian tới cần từng bước nâng cao chất lượng lao động, chuyển hướng dần từ xuất khẩu lao động phổ thông sang xuất khẩu lao động trình độ cao, có chuyên môn. Đặc biệt là phải nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức, nhận thức và thái độ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý lao động trong nước, nước ngoài phù hợp và thống nhất, khuyến khích lao động di chuyển...
Xử nghiêm doanh nghiệp XKLĐ vi phạm
Bên cạnh việc mở rộng thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp XKLĐ trong nước (cả nước có 277 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) đều đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Các doanh nghiệp dịch vụ cũng đã coi trọng công tác tuyển chọn, quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Với sự đầu tư bài bản, nhiều doanh nghiệp đã đưa được số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài, từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm có khoảng 20 doanh nghiệp đưa được trên 1.000 lao động ra nước ngoài làm việc.
Tuy nhiên, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng lao động giữa các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước dẫn đến giảm quyền lợi, tăng chi phí đóng góp của người lao động chậm được khắc phục. Vẫn tồn tại tình trạng doanh nghiệp được cấp phép hoạt động nhưng không trực tiếp khai thác, tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động, tư vấn, tuyển chọn lao động mà khoán trắng mọi hoạt động từ việc tìm kiếm thị trường, thực hiện hợp đồng cung ứng lao động cho chi nhánh hoặc trung tâm trực thuộc trong khi quản lý không chặt chẽ hoạt động của các chi nhánh, trung tâm này...
Để nâng chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ LĐ-TB&XH đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, Bộ xây dựng những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn nữa để chỉ những doanh nghiệp thực sự đáp ứng đủ và bảo đảm duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được tham gia hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài sẽ được sửa đổi theo hướng: Quy định cấp giấy phép có thời hạn 3 - 5 năm, hết thời hạn đó mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu sẽ không được cấp lại giấy phép; cho phép tạo nguồn lao động để chuẩn bị cung ứng cho hợp đồng do những quy định về tuyển chọn lao động như hiện nay có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ hợp đồng do không có nguồn lao động sẵn có để đối tác tuyển.
Theo đó, ngay từ cuối năm 2016, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã tiến hành thanh tra 6 doanh nghiệp và lần đầu tiên đề nghị thu hồi Giấy phép XKLĐ của một doanh nghiệp. Đến đầu năm 2017 tiếp tục thanh tra 9 doanh nghiệp và đã đề nghị thu hồi Giấy phép của 6 doanh nghiệp. Theo kế hoạch, trong năm 2017 sẽ thanh tra khoảng 15 doanh nghiệp về XKLĐ, tập trung vào việc tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và công tác thu phí... Việc làm kiên quyết của Bộ LĐ-TB&XH đã buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đưa lao động người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, để minh bạch hóa các thủ tục triển khai, Bộ cũng đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước triển khai áp dụng việc đăng ký hợp đồng trực tuyến từ ngày 1/1/2017. Trong 6 tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp được lựa chọn song song 2 hình thức, từ 1/7/2017 toàn bộ hoạt động đăng ký hợp đồng cung ứng sẽ được thực hiện trực tuyến, kết quả được thông báo trước trên mạng và gửi trực tiếp cho doanh nghiệp. 
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong