banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 30/03/2018, 03:17 PM
Chủ đề này đã có 447 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Thương hiệu đại học gắn với sinh viên có việc làm
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tiêu chí về tỷ lệ sinh viên có việc làm được xem là một đòi hỏi quan trọng quyết định chất lượng giáo dục cũng như thương hiệu của các trường. Thời gian tới, khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định chỉ tiêu tuyển sinh phải dựa trên tiêu chí sinh viên có việc làm.
 
Đòn bẩy nâng chất lượng đào tạo
 
Ngay từ năm 2016, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) và trung cấp (TC) sư phạm về việc triển khai khảo sát, báo cáo tình hình việc làm của sinh viên (SV) tốt nghiệp năm 2016 và các năm tiếp theo.
 
Theo đó, các cơ sở giáo dục khảo sát tình hình việc làm đối với SV chính quy, tốt nghiệp văn bằng thứ nhất trình độ ĐH, CĐ, TC sư phạm, của năm học trước liền kề trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, theo từng ngành đào tạo như: tình trạng việc làm của SV (có việc làm, đang học nâng cao, chưa có việc làm), khu vực làm việc (nhà nước, tư nhân, liên doanh nước ngoài, tự tạo việc làm)...
 
Ứng xử hợp lý với những nhân viên lâu năm, đọc ngay  https://news.zing.vn/5-cach-ung-xu-de-lam-viec-tot-voi-dong-nghiep-lao-lang-post829937.html
 
Trên trang thông tin điện tử, các cơ sở đào tạo phải công khai danh sách SV tốt nghiệp hằng năm theo ngành đào tạo; kế hoạch, mẫu khảo sát được chọn, quy trình khảo sát SV tốt nghiệp; tổng hợp kết quả khảo sát tình hình việc làm của SV (về số lượng, tỷ lệ chung SV tốt nghiệp có việc làm và tỷ lệ của từng ngành đào tạo)… Căn cứ vào các thông tin khảo sát này, các cơ sở đào tạo điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu ngành đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và tăng cường các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm trong các năm học tiếp theo.
 
Trưởng phòng đào tạo một trường ĐH lớn tại Hà Nội nhìn nhận, việc xác định tỷ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp làm tiêu chí tuyển sinh không chỉ là hành lang, cơ sở để các trường thực hiện các điều chỉnh trong chương trình đào tạo, phương thức đánh giá và bảo đảm chất lượng từng ngành nghề với xã hội, mà nó còn giúp các trường có trách nhiệm hơn trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao phù hợp với thị trường lao động.
 
Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, việc thực hiện quy định trên đã mắc “bệnh” hình thức. “Cam kết chất lượng đào tạo là một yêu cầu bắt buộc. Chất lượng đào tạo, điều kiện để bảo đảm chất lượng gắn liền với tỷ lệ SV có việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, những con số hiện nay đang được các trường công bố vẫn thiếu sự xác tín. Trường nào cũng công bố tỷ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt từ 85 - 90%. Nhưng con số ấy lại không gắn với thực tế hay một bộ tiêu chí kiểm soát và đánh giá nào”, cán bộ đào tạo này nói.
 
Điều đáng tiếc, trong Dự thảo thay thế Thông tư 32 Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ TC, CĐ các ngành đào tạo giáo viên; trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra thì tiêu chí SV có việc làm vẫn chưa được đưa vào.
 
Về vấn đề này, ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết: Từ năm 2017, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phải công bố công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp trong Đề án tuyển sinh của trường để xã hội giám sát và đánh giá như một điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.
 
Năm 2018, Bộ GD&ĐT chưa đưa được tiêu chí sinh viên có việc làm vào Thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh vì phải phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 điều 34 Luật Giáo dục ĐH “Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và thiết bị”.
 
Cũng theo ông Tuấn, sau khi Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục ĐH được Quốc hội thông qua, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cũng như quy định rõ đối với tiêu chí sinh viên có việc làm trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Dự kiến, đến năm 2020, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ căn cứ vào các tiêu chí kiểm định chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế của khu vực và thế giới.
 
Nhiều hướng đi mới
 
Để giảm thiểu sự lãng phí, hệ quả của chính sách đào tạo thiếu khảo sát, chưa gắn với nhu cầu nhân lực thực tế của vùng, địa phương và thị trường lao động, hai năm trở lại đây rất nhiều trường ĐH - CĐ đã và đang đẩy mạnh chính sách đào tạo gắn kết trực tiếp với nhu cầu của doanh nghiệp (DN), đào tạo theo đơn đặt hàng của DN.
 
Nhiều trường không chỉ xây dựng được những CLB DN trong trường mà còn tạo ra được một môi trường học tập - thực hành cho SV các ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ, kinh tế, nông nghiệp… ngay tại nhà xưởng, môi trường sản xuất thực tế. Bên cạnh sự chuyển dịch trong tư duy tuyển sinh và đào tạo, không ít trường ĐH đã thực hiện luôn cam kết đầu ra việc làm cho SV ngay khi bắt đầu tuyển sinh.
 
Điển hình như Trường ĐH Văn Hiến mới đây đã ký kết hợp tác toàn diện với khoảng 50 DN lớn nhằm bảo đảm việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp. Với ký kết hợp tác này, bình quân hằng năm sẽ có khoảng trên dưới 2.000 đầu việc “đón chờ” SV. Tương tự, ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng mới có sự ký kết hợp tác với top 100 phong cách DN nhằm bảo đảm đầu ra 30.000 việc làm cho SV nhà trường.
 
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ngoài cam kết đầu ra việc làm cho tất cả SV của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường còn quyết liệt xây dựng nhiều kênh kết nối việc làm cho SV nhà trường. Ngoài CLB DN trong trường với hơn 100 DN thành viên, nhà trường còn có nhiều chính sách hỗ trợ SV sau tốt nghiệp như: Quỹ hỗ trợ SV khởi nghiệp, Quỹ nâng bước SV vào tương lai…
 
 
Ths Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng công tác SV, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và Quan hệ DN nhà trường cho biết: Trong 10 năm qua, nhờ sự chủ động và kết nối giữa nhà trường - DN mà SV nhà trường đã có hơn 400 đợt kiến tập, thực tập tại DN với 12.000 lượt SV. Đặc biệt, chỉ trong vòng 10 năm, việc kết nối, tạo việc làm cho SV giữa nhà trường - DN đã tạo ra hơn 62.527 việc làm bán thời gian cho SV.
 
Ông Vũ Quang Chính, Tổng Giám đốc Hệ thống giáo dục HEDU cũng nhìn nhận: Việc duy trì và mở rộng hợp tác với các DN, tổ chức là điều không thể thiếu đối với Hệ thống giáo dục HEDU. “Chúng tôi tin rằng, việc ký kết hợp tác với các DN góp phần xây dựng và phát huy mối quan hệ bền vững giữa các bên, không chỉ giúp nhà trường kiến tạo cho SV môi trường học tập - thực hành lý tưởng, mà từ sự kết nối đó, Hệ thống giáo dục HEDU sẽ đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của DN”, ông Chính nói.
 
Về lâu dài, để kiểm soát tốt và nâng cao chất lượng đào tạo bậc ĐH, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho biết, ở cấp ngành, Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai các nhiệm vụ lớn đối với giáo dục ĐH như quy hoạch mạng lưới, trong đó, định hướng giảm đầu mối, sáp nhập, giải thể các cơ sở đào tạo kém hiệu quả, tập trung đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục ĐH hoạt động có chất lượng và hiệu quả; xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục ĐH, chỉnh sửa Luật giáo dục ĐH; khảo sát và công bố tỷ lệ SV có việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho SV; thực hiện tự chủ ĐH để tạo sự cạnh tranh trong việc phát huy nội lực và sự sáng tạo của tất cả các trường… để nâng cao chất lượng đào tạo.
 
Về phía các cơ sở giáo dục ĐH, các trường đang tập trung thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo như phát triển đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, tăng cường kết nối DN, phát triển chương trình đào tạo, kiểm soát chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra… Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn kiểm định tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực ASEAN và khảo sát, công bố và nâng cao tỷ lệ có việc làm của SV sau tốt nghiệp.
 
Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong