banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 09/05/2018, 03:28 PM
Chủ đề này đã có 440 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Tăng cường hợp tác ba bên để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Ngày 26/4/2018, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp. Tham dự Lễ ký có TS Nguyễn Hồng Minh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, lãnh đạo các Vụ, đơn vị: Tổ chức cán bộ, Đào tạo chính quy, Đào tạo thường xuyên, Pháp chế - Thanh tra, Văn phòng; Bà Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch VCCI – Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Bùi Văn Quân – Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Về phía GIZ có TS Juergen Hartwig – Giám đốc Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam, bà Britta Erckelens - Phó Giám đốc Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam.
 
Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh phát biểu tại Lễ ký biên bản ghi nhớ
 
Phát biểu tại Lễ ký, Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh cho biết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo với doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng và được Đảng, nhà nước quan tâm thực hiện trong nhiều năm qua. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 tiếp tục khẳng định đẩy mạnh gắn kết dạy nghề với doanh nghiệp đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực, gắn kết cung cầu lao động. Trong ba giải pháp trọng tâm của giáo dục nghề nghiệp: Tự chủ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đạo tạo thì nhiệm vụ gắn đào tạo với doanh nghiệp là một trong những giải pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp dần dần tiếp cận cung cầu lao động. Trong thời gian qua việc gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp vẫn còn lỏng lẻo, việc liên kết chủ yếu là đưa học sinh, sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp, chương trình đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn sản xuất. Việc mời doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, kiểm tra đánh giá người học chỉ diễn ra ở một số cơ sở đào tạo chưa phổ biến trong toàn hệ thống. Để khắc phục hạn chế đó, ngay đầu năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH đã có công văn gửi các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở GDNN thuộc quyền quản lý thực hiện gắn kết nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo. Tổng cục đã có công văn gửi các cơ sở GDNN hướng dẫn thực hiện gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động GDNN. Tổng cục đã phối hợp với VCCI có thư ngỏ các doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN, phân tích rõ trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN. Thông qua các Hội nghị, hội thảo, Tổng cục đã tổ chức ký kết hợp tác giữa Tổng cục với các tổ chức, hiệp hội... Các cơ sở GDNN cũng tổ chức ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong hoạt động GDNN. Tổng Cục trưởng ghi nhận và đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, hiệp hội với Tổng cục trong hoạt động gắn kết nhà trường và doanh nghiệp. Hy vọng sự gắn kết này sẽ thực sự tạo nên sự đột phá về chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với việc làm.
 
Bạn đang làm quản lý, bạn muốn chuyển việc, phỏng vấn như thế nào để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, xem thêm  https://www.webtretho.com/forum/f3156/6-bi-quyet-de-ung-vien-phong-van-thanh-cong-o-nhung-vi-tri-cao-2655979/?utm_source=pr_homepage_selected
 
 
Ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch VCCI – Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ ký biên bản ghi nhớ
 
Phó Chủ tịch VCCI – Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Võ Tân Thành cho rằng, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nhân lực chất lượng cao và nguồn lao động có kỹ năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2010, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên đoàn giới chủ Na Uy, sự phối hợp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai, VCCI tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thí điểm chương trình nâng cao đào tạo nghề thông qua việc thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, bước đầu thành lập ban tư vấn chất lượng cho ngành Cơ khí ô tô tại Long Khánh - Đồng Nai. Với bước đầu thành công trong việc thúc đẩy cơ chế hợp tác nói trên, VCCI tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ cho các hiệp hội ngành nghề khác và nhân rộng chương trình này đối với những ngành nghề như Du lịch – Nhà hàng - Khách sạn, Nuôi trồng thủy sản, Logistics,...với sự tham gia của nhiều đối tác doanh nghiệp khác nhau. Dựa trên nền tảng hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, xuyên suốt quá trình đào tạo, các hiệp hội doanh nghiệp và các đối tác liên quan đã áp dụng mô hình hợp tác nhân rộng tùy theo tình hình, nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Việc ký kết hợp tác ngày hôm nay sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ngày càng cao.
 
TS Juergen Hartwig – Giám đốc Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam phát biểu tại Lễ ký biên bản ghi nhớ
 
Về áp dụng mô hình đào tạo kép của Đức vào Việt Nam, TS Juergen Hartwig – Giám đốc Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam cho biết, vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng trong mô hình đào tạo kép tại Đức, Áo, Thụy sĩ. Với sự phát triển lâu đời của mô hình này, GIZ sẵn sàng hỗ trợ và triển khai mô hình tại Việt Nam. Thực tế các quốc gia triển khai hệ thống đào tạo kép đều có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Những yếu tố thành công của hệ thống đào tạo kép tại Đức có thể triển khai, áp dụng ở nhiều quốc gia khác nhau tạo sự thành công của giáo dục nghề nghiệp. Ông cho rằng tại Việt Nam, môi trường pháp lý để doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề đã được cải thiện rất nhiều. Việc phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp cần được triển khai thực hiện có tính hệ thống. Doanh nghiệp cần được tham gia ở mọi khâu của giáo dục nghề nghiệp, trước hết là xây dựng chương trình kỹ năng nghề quốc gia và các chương trình đào tạo, giai đoạn rèn luyện kỹ năng thực hành cần thực hiện tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cử các chuyên gia tham gia đánh giá khâu đầu ra của quá trình đào tạo. Các thợ giỏi của doanh nghiệp chỉ cần bồi dưỡng kỹ năng sư phạm trong khoảng 100 giờ để có thể tham gia giảng dạy thực hành tại doanh nghiệp. Để có thể đào tạo thực hành tại doanh nghiệp, cần có khung pháp lý quy định các tiêu chuẩn, tiêu chí và khuyến khích đội ngũ chuyên gia tại doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo. Về việc này đòi hỏi cần có trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước. Việc phối kết hợp này sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia, kể cả người học. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác được ký ngày hôm nay, ngoài việc tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, còn có hai nội dung nữa là đào tạo nghề xanh và xanh hóa đào tạo nghề; xây dựng hình ảnh và quảng bá cho giáo dục nghề nghiệp. TS Juergen Hartwig cảm ơnTổng cục Giáo dục nghề nghiệp, VCCI và các bên liên quan và hy vọng triển khai thành công ngay trong năm nay.
 
Bà Britta  Erckelens, TS Juergen Hartwig, TS Nguyễn Hồng Minh và ông Võ Tân Thành (hàng trên từ trái qua phải) cùng ký biên bản ghi nhớ
 
Chia sẻ về tham gia đào tạo của doanh nghiệp, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Bùi Văn Quân cho rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp, nhu cầu về lao động là rất lớn. Điều này tạo thách thức không nhỏ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Một thực tế hiện nay là việc sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp không thể tuyển dụng được lao động đáp ứng được yêu cầu hoặc khi tuyển dụng phải đào tạo lại. Để khắc phục điều này, thời gian qua đã có nhiều giải pháp thực hiện đặc biệt là sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong tất cả các khâu liên quan đến quá trình đào tạo. Doanh nghiệp tham gia từ khâu xây dựng chương trình, tuyển sinh, giảng dạy, đánh giá, xét tốt nghiệp và tuyển dụng. Ông hy vọng sau chương trình ký kết ngày hôm nay, việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách thiết thực, có chiều sâu và nhân rộng ở tất cả các địa phương.
 
Ông Bùi Văn Quân và TS Nguyễn Hồng Minh cùng ký biên bản ghi nhớ
 
Bà Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam chia sẻ, hiện nay trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có hai vấn đề thách thức cần được tháo gỡ đó là làm sao giảm tỉ lệ thất nghiệp và đồng thời tăng năng suất lao động. Vì vậy hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường và nhân rộng mô hình hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo, tăng cường quảng bá hình ảnh giáo dục nghề nghiệp để người dân hiểu rõ tầm quan trọng và giá trị của việc học nghề. Bà Nguyễn Thị Hằng mong muốn sau buổi ký kết ngày hôm nay, các chương trình hợp tác sẽ được triển khai cụ thể, thiết thực và có hiệu quả.
 
Các đại biểu tại Lễ ký biên bản ghi nhớ
 
Tại buổi lễ, thay mặt Lãnh đạo Tổng cục, Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh đã ký Biên bản hợp tác ghi nhớ giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với Chi nhánh VCCI tại thành phố Hồ Chí Minh và Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam; Biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
 
Nguồn: https://www.tienphong.vn/

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong