16 tính cách được các nhà tuyển dụng chào đón - phần 1
1. Chân thành, đáng tin cậy
Đây là những tính cách nền tảng tạo nên một nhân cách tốt. Bạn có thể nói với nhà tuyển dụng rằng bạn có tất cả những phẩm chất đó, nhưng thái độ của bạn và cuộc trò chuyện sẽ chứng minh điều đó. Những phẩm chất này rất quan trọng bởi lẽ sự tin tưởng là cốt lõi của mọi mối quan hệ bền vững.
2. Xốc vác, nhiệt tình
Nếu bạn không thể thể hiện sự hào hứng với công ty trong cuộc phỏng vấn thì động lực nào đủ lớn để bạn làm việc? Đây là lối suy nghĩ “kiểu chuẩn” của giới tuyển dụng. Ứng viên được chọn sẽ luôn luôn là những người có khao khát lớn lao, và dồi dào năng lượng. Nếu bạn cứ nhẩm trong đầu “Mình cực thích công việc này”, “Hẳn sẽ rất tuyệt vời!” thì thái độ của bạn cũng tự nhiên sẽ thể hiện sự hào hứng.
3. EQ (Chỉ số thông minh cảm xúc)
Bạn có phải là người biết cách xoa dịu tình thế? Bạn có thấu hiểu được bản thân mình và có thể thúc đẩy, “lôi” được những nét tính cách tốt đẹp của người khác? Bạn có phải là người có thái độ tích cực… chính là những đánh giá ban đầu mà chỉ số EQ của bạn mang tới cho nhà tuyển dụng. Tuy EQ không được dạy ở trường nhưng nó lại đóng một giá trị rất lớn cho việc thành công của một ai đó, vì thế, bạn có thể tận dụng chỉ số này để ghi điểm với người đối diện khi đi xin việc.
4. Thái độ tôn trọng
Một trong những điều phá hỏng một buổi phỏng vấn nhất chính là thái độ thiếu tôn trọng. Thái độ này có thể là mang cà phê theo vào phòng, nhìn điện thoại trong lúc phỏng vấn hoặc quên tắt nó đi. Mọi nhà tuyển dụng đều luôn tìm kiếm những người hiểu chuyện và hành xử đúng mực. Hãy nhớ nói “làm ơn”, “cảm ơn”; và chỉ ngồi khi được mời.
5. Đam mê
Bạn làm việc một cách mê mẩn, hay chỉ cố để làm cho xong? Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn yêu công việc và sẵn sàng “lăn lộn”, nỗ lực hết mình cho công việc. Vì thế, hãy cho họ biết rằng bạn sẵn sàng học hỏi và sẵn sàng đóng góp.
6. Ham học hỏi
Tò mò học hỏi đồng nghĩa với việc bạn luôn tìm cách học hỏi và trau dồi bản thân, cho thấy rằng bạn không “ngủ quên trên chiến thắng.” Hãy thể hiện điều này bằng cách nghiên cứu về công ty, hỏi những câu hỏi đắt giá thể hiện rằng bạn quan tâm đến công ty và vị trí công việc mà công ty đang tuyển.
7. Sự chuyên nghiệp
Sự chuyên nghiệp có thể được thể hiện bằng rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tỏ ra thân thiện nhưng đừng đến mức xem nhà tuyển dụng như BFF của bạn. Hãy trông thật chuyên nghiệp, có mặt trước giờ phỏng vấn và thể hiện tốt phép lịch sự.
8. Có tinh thần làm việc nhóm
Nhà tuyển dụng sẽ dễ bị thu hút bởi những người có tinh thần đồng đội, những người hiểu được giá trị của làm việc nhóm. Ví dụ, khi được hỏi về những đóng góp của bạn trong một dự án trước đó, đừng nói rằng “Tôi đã làm “ mà thay vào đó, hãy nói rằng “Tôi đã góp phần xây dựng XYZ với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các đồng đội.” Hãy thể hiện năng lực lãnh đạo của mình, nhưng đừng cho thấy rằng bạn chỉ là một chú chim cô độc.
9. Trình bày dõng dạc, rõ ràng
Bạn có từng tập luyện phản xa trước những câu hỏi khó? Nếu chưa, hãy tập trả lời những câu hỏi này bằng các dẫn chứng thuyết phục, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho phần trả lời của mình. Hãy cố tránh “ờ”, “ừm”. Nếu bị “nghẽn mạng”, hãy dừng lại một chút và dùng những câu như “Đó quả là một câu hỏi thú vị” để cho mình thêm thời gian suy nghĩ và lấy lại tinh thần.
10. Có tính tổ chức
Phẩm chất này có thể được đánh giá bằng nhiều cách. Nếu được hỏi tính tổ chức của bạn đã “toả sáng” thế nào trong những dự án phức tạp, hãy đưa ra nhiều ví dụ liên quan đến trải nghiệm làm việc trước đây của bạn. Các nhà quản lý luôn muốn nhân viên của họ làm việc hiệu quả, kỹ năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giỏi giang ra sao.
Nguồn: http://daidoanket.vn/
|