banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 04/06/2018, 03:59 PM
Chủ đề này đã có 437 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Đừng để bị loại khỏi cuộc chơi tìm việc chỉ vì 10 lỗi sau
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Trong buổi phỏng vấn, bạn nên và không nên làm gì? Dưới đây là 10 lỗi phỏng vấn phổ biến nhất mà ứng viên mắc phải. Bạn hãy dành thời gian chuẩn bị trước để không mắc phải những lỗi “mất điểm” dưới đây nhé!
 
1. Không chuẩn bị
Đây là một trong những lỗi phỏng vấn khó bỏ qua nhất. Không thể trả lời câu hỏi đơn giản như “Bạn biết gì về công ty?” cũng có thể khiến bạn bị loại ngay từ giây phút đầu tiên. Những thông tin cơ bản như lịch sử hình thành công ty, địa điểm, cơ cấu tổ chức và sứ mệnh của công ty đều có trong phần “Về chúng tôi” trên phần lớn website của các công ty. Bạn hãy xem trước những thông tin này, sau đó in ra và đọc đi đọc lại trước buổi phỏng vấn.
 
Ngoài ra, bạn cũng nên xem trang LinkedIn và Facebook của công ty (nếu có). Bạn cũng cần chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn cơ bản nhất và lựa chọn điểm mạnh và kinh nghiệm phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.
 
2. Ăn mặc không phù hợp
Thế nào là ăn mặc không phù hợp? Đó là mặc quá thoải mái hoặc quá lịch sự đối với vị trí ứng tuyển. Hãy chọn lựa trang phục phù hợp với phong cách của công ty và lĩnh vực bạn sẽ làm việc. Nếu phỏng vấn cho vị trí đòi hỏi sự chuyên nghiệp, bạn nên mặc suit. Còn với công việc hè như ở công viên giải trí hay cho vị trí bảo vệ, thì bộ suit chắc hẳn không phù hợp cho buổi phỏng vấn của bạn rồi. Thay vào đó, bạn chỉ cần mặc một bộ quần áo đời thường thoải mái là được. Nếu bạn không chắc mình nên mặc gì, hãy tới công ty và quan sát nhân viên ở đó mặc như thế nào và bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi “Mặc gì tới phỏng vấn đây?”.
 
Hài hước tạo sự hòa đồng ở môi trường văn phòng, tham khảo thêm  http://www.trangnhat.net/xem-tin-tuc/6-li-do-hai-huoc-la-chia-khoa-de-thanh-cong.html?ios=desktop
 
3. Kỹ năng giao tiếp kém
Tạo mối quan hệ tốt với những người bạn biết trong quá trình tìm kiếm việc làm là điều tối quan trọng. Tuy nhiên, giao tiếp tốt với người sẽ trực tiếp làm việc với bạn còn quan trọng hơn. Bắt tay, giao tiếp bằng mắt, thể hiện sự tự tin, lôi cuốn người nghe, như vậy bạn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng (NTD). Bạn sẽ cho họ thấy bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí này ngay cả khi bạn chưa trả lời bất kì câu hỏi phỏng vấn nào.
 
4. Giao tiếp quá nhiều
Có ứng viên đã bị loại khỏi vòng phỏng vấn chỉ vì luôn “sẵn sàng” trả lời mọi cuộc gọi ngay khi đang phỏng vấn. Bạn đừng như vậy. Hãy để điện thoại sang một bên hay ít nhất là tắt điện thoại trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Ngoại trừ CV, hồ sơ ứng tuyển, và danh sách tham khảo thì tất cả những thứ không liên quan tới buổi phỏng vấn như đồ ăn, đồ uống, v.v đều không nên mang vào phòng phỏng vấn.
 
5. Nói quá nhiều
Chẳng còn gì kinh khủng hơn là phỏng vấn một người cứ nói liên tục không ngừng. NTD không muốn và không cần biết tất tần tật về bạn. Bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn và đúng trọng tâm. Đừng lan man!
 
6. Nói quá ít
Quả thật rất khó để có thể nói chuyện với một người “câm như hến”. Cảm giác NTD phải gặng từng chữ một ứng viên mới trả lời được câu hỏi chẳng dễ chịu chút nào. Vì thế, dù bạn không nên nói quá nhiều nhưng bạn cũng không nên nói quá ít mà nên nói đủ.
 
7. Quên thông tin cá nhân cơ bản
Ngoài việc không chuẩn bị kĩ càng, nhà tuyển dụng cũng rất kị những ai mắc phải lỗi phỏng vấn này. Ngay cả khi bạn đã nộp CV ứng tuyển, bạn vẫn có thể phải điền thêm một đơn ứng tuyển nữa. Bạn nên chắc chắn về những thông tin bạn cần phải điền như công việc trước đây, ngày tốt nghiệp hay thông tin liên hệ của sếp cũ.
 
8. Trả lời sai
Nghe rõ câu hỏi, suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời. Đừng như ứng viên dưới đây, bạn sẽ bị “knock out” ngay lập tức.
 
Khi NTD vừa mô tả về vị trí Sales và Marketing, nhấn mạnh tầm quan trọng và kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Prospect) và gọi điện cho khách hàng tiềm năng (Cold calling) cần có cho vị trí đang tuyển dụng, thay vì trả lời cho câu hỏi của NTD, ứng viên lại nói về điều cô ấy thích hoặc không thích khi làm Sales “Tôi ghét tìm kiếm khách hàng và tiếp cận với khách hàng tiềm năng bằng điện thoại, và tôi không giỏi làm việc này”. Với câu trả lời này, ứng viên đó chính thức bị loại khỏi cuộc chơi tìm việc.
 
9. Nói xấu sếp cũ
Sếp cũ của bạn ngờ nghệch? Mọi người trong công ty thì quái đản? Bạn ghét cay ghét đắng công việc cũ và chỉ muốn rời đi càng sớm càng tốt? Cho dù những điều đó có đúng đi chăng nữa thì bạn cũng đừng nên nói thẳng ra. Một NTD đã từng phát hoảng khi nghe một ứng viên nói xấu về công ty cô ấy từng làm. Công ty đó lại là khách hàng lớn nhất của công ty NTD kia và dĩ nhiên họ không thể tuyển một người nói xấu về công ty đối tác và tất cả nhân viên ở đó được.
 
Thế giới này nhỏ lắm và bạn không biết NTD có mối quan hệ với ai, bao gồm cả sếp cũ ngớ ngẩn của bạn. Bạn cũng không hề muốn NTD nghĩ bạn cũng sẽ nói về công ty họ như vậy nếu như bạn nghỉ việc phải không?
 
10. Quên không gửi thư cảm ơn
Dù bạn lo lắng mình chưa tạo ấn tượng tốt với NTD hay bạn chưa làm tốt trong buổi phỏng vấn thì cũng đừng quên gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn, nhấn mạnh một lần nữa bạn rất quan tâm với vị trí tuyển dụng và công ty.
 
Lời cuối, cho dù bạn có phá hỏng buổi phỏng vấn, cũng đừng nghĩ ngợi quá nhiều. Chẳng ai là không làm hỏng ít nhất một đến hai buổi phỏng vấn cả. Nếu điều đó có xảy ra, bạn hãy nhìn theo hướng tích cực, rút kinh nghiệm từ lỗi phỏng vấn đã mắc, sau đó tìm và mở cánh cửa khác phù hợp hơn.
 
Nguồn: https://baomoi.com/

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong