banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 06/06/2018, 04:02 PM
Chủ đề này đã có 491 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Bạn kỳ vọng mức lương bao nhiêu?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Tiếp tục chuỗi bài viết về chủ đề lương bổng vô cùng quen thuộc của chúng tôi, hãy cùng nhau “xử lý” câu hỏi cũ mà mọi ứng viên đều nhận được khi dự phỏng vấn việc làm: “Bạn mong đợi mức lương bao nhiêu?”
 
 
 
Có thể nói lương là một trong những câu hỏi khó trả lời nhất và khiến cuộc trò chuyện trở nên nhạy cảm hơn, bởi chúng ta thường không muốn người khác kiểm soát mức thu nhập của mình. Nhưng trong khi chưa biết rõ người phỏng vấn đủ quyền hạn ra quyết định cuối cùng không, bạn lại không thể giấu diếm hay nói dối về nguyện vọng nếu muốn hoàn tất giai đoạn đàm phán lương. Trả lời cụ thể hay né tránh, lập tức phản hồi hay dùng kế hoãn binh, nâng mức thu nhập mong đợi lên cao hay hạ xuống thấp... đều cần cân nhắc. Tất cả xuất hiện cùng lúc và buộc bạn sớm quyết định. Nhiệm vụ lúc này là không được “nói hớ” gây mất quyền lợi của mình mà cũng thể “nói thách cao” đến nỗi nghe xong nhà tuyển dụng liền gạch tên bạn khỏi danh sách.
 
Lời khuyên tổng quát cho câu hỏi này là hãy luôn thành thật nhưng tránh quá chi tiết. Chứng tỏ mình là ứng viên xuất sắc, có sự quan tâm thích đáng đến vị trí dự tuyển, đánh giá đúng công việc và bản thân luôn quan trọng hơn việc thể hiện rằng mình là người quá mức khôn khéo khi đòi hỏi lương bổng. Dưới đây là gợi ý một số chiến thuật giúp bạn tăng hiệu quả khi trả lời về mức lương mong đợi:
 
 
 
- Trước các buổi phỏng vấn
 
+ Nghiên cứu: Hãy cập nhật thông tin mới, tìm hiểu dữ liệu liên quan về lương trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Xem các báo cáo thang lương hàng năm của các đơn vị uy tín, kiểm tra mức lương bình quân trên thị trường dành cho vị trí mình quan tâm so với mong đợi thực tế của bản thân bằng cách sử dụng công cụ tại các chuyên trang đo lường về lương thưởng. Nắm bắt đúng tình hình chi trả thực tế của các công ty và đo lường được vị trí của bản thân trên thị trường lao động là cách tốt nhất để bạn giữ thế chủ động, không ngơ ngác cũng không hớ hênh, và hoàn toàn hợp lý trong quá trình bày tỏ nguyện vọng.
 
+ Luyện tập: Ứng viên nào cũng biết mình sẽ được nghe câu hỏi này, và tất nhiên bạn là người biết rõ nhất mức lương mình kỳ vọng, vậy lý do gì mà bạn không chuẩn bị trước các phương án trả lời? Hãy luyện tập để có thể giao tiếp tự tin, quyết đoán nhưng chân thành. Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy một nhân viên tự chủ, có năng lực “cân đo” đúng giá trị sức lao động, nên bạn phải thể hiện được sự chắc chắn trong suy nghĩ và mạnh mẽ về mong muốn của mình. Sự chừng mực, chân thành giúp người đối diện tăng lòng tin khi lắng nghe bạn trình bày. Bên cạnh đó, chuẩn bị đầy đủ lời lẽ mạch lạc, xác đáng để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mức lương bạn đưa ra tương xứng với vị trí đảm nhiệm.
 
Làm thế nào khi bạn bị sếp phê bình, click xem ngay  https://eva.vn/soi/5-cach-ung-xu-khi-bi-phe-binh-c366a353704.html
 
 
- Trong quy trình phỏng vấn
 
+ Trì hoãn câu hỏi: Bạn đã biết đến quy tắc ngầm hiểu là ứng viên không đưa ra câu hỏi về lương trước. Vậy hãy tránh đưa ra những câu nói “lái” buổi trò chuyện đến vấn đề tiền nong trước khi bạn nhận ra mình thực sự thích công việc này. Tốt nhất là bạn chỉ nên trả lời khi đã tìm hiểu đủ thông tin về toàn bộ nhiệm vụ và yêu cầu thực hiện trong tương lai. Nếu có thể, cố gắng tìm cách đẩy câu chuyện này về cuối buổi phỏng vấn! Trường hợp đột nhiên bị hỏi dồn, bạn có thể trì hoãn bằng cách đề nghị nhu cầu được tìm hiểu thêm về các yếu tố liên quan (như áp lực công việc, quy mô công ty, lộ trình thăng tiến, phúc lợi đi kèm…) đồng thời dành thời gian tự giải thích về những kinh nghiệm, thành tựu và thế mạnh của bản thân trước khi quay lại tập trung đưa ra câu trả lời.
 
+ Chuyển hướng câu hỏi về phía nhà tuyển dụng: Đặt ra vài câu hỏi ngược lại cho người phỏng vấn là cách để bạn có thêm thời gian cân nhắc, đào sâu thông tin và hơn hết là thăm dò xu hướng ra quyết định của nhà tuyển dụng. Đề nghị công ty làm rõ thêm chi tiết công việc, với lý lẽ rằng cùng với trình độ chuyên môn và năng lực sở hữu, mức trả công nhiều hay ít phụ thuộc vào thực tế khối lượng, phạm vi, mức quan trọng của công việc. Bạn cũng có thể thẳng thắn hỏi thăm công ty về dự định ngân sách, những phúc lợi kèm theohoặc thang lương cho vị trí đang tuyển dụng. Mục đích của việc này là để họ đề cập đến phạm vi lương lý tưởng, từ đó bạn giành được lợi thế trong quá trình thương thảo tiếp theo.
 
Hãy thử dùng câu nói: “Tôi mong đợi mức lương tương xứng với vị trí này. Tôi tin là mình sẽ trở thành một trong những nhân tố quan trọng, có thể tạo ra nhiều lợi ích và đóng góp hiệu quả cho mục tiêu chung của công ty. Nếu anh/chị đồng ý, tôi rất muốn được nghe công ty đưa ra mức đề nghị trước?”
 
+ Chứng minh mức lương kỳ vọng có cơ sở: Sự chuẩn bị sẽ có tác dụng vào lúc này. Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn đã tìm hiểu và khảo sát thang lương thị trường, điều này giúp quá trình đàm phán về sau giữa hai bên trở nên có cơ sở, minh bạch, và dễ ra quyết định hơn.
 
+ Để ngỏ cơ hội thương lượng: Đôi khi bạn sẽ bị dồn ép vào hoàn cảnh phải trực tiếp đưa ra con số cụ thể. Câu trả lời trực tiếp nhất là cho họ biết chính xác nhu cầu của mình nằm trong phạm vi từ x - y, một khoảng hợp lý dựa trên nghiên cứu từ trước của bạn. Đừng tự trói mình vào bất cứ con số nào ngay câu trả lời đầu tiên để rồi lắm lúc phải hối hận. Khoảng lương là “khiên chắn” đủ rộng để bạn linh động đàm phán tăng giảm với nhà tuyển dụng về sau, dù tất nhiên họ sẽ chọn mức thấp nhất trong khoảng bạn đưa ra.
 
Bạn có thể nói: “Những gì tôi tìm kiếm là mức thu nhập trong khoảng từ 12 đến 15 triệu/tháng. Tôi cho rằng đây là phạm vi mà công ty có thể chi trả cho nỗ lực làm việc của tôi. Đó cũng là con số tôi cảm thấy hợp lý, thoải mái và có đủ động lực để gắn bó, cống hiến lâu dài trong công việc.”
 
 
 
- Hãy tránh phạm phải các sai lầm!
 
Dưới đây là 3 sai lầm quan trọng nhất cần tránh:
 
+ Đừng bao giờ đề nghị một mức lương không thể đảm bảo được cho các nhu cầu cuộc sống của bạn. Sớm hay muộn, bạn cũng sẽ rời bỏ công ty vì áp lực tài chính, vì mất động lực làm việc, hoặc vì bạn không cảm giác hài lòng và thoả mãn.
 
+ Nếu có thể, đừng bao giờ lập tức đưa ra con số cố định hay chính xác mức lương. Đây chính là tự tay bạn chặn đường tiến lùi của bản thân.
 
+ Một khi đã cố gắng không nói tường tận mức lương mong muốn thì cũng đừng lẩn tránh thái quá hoặc thoái thác một cách thiếu tự nhiên. Nhà tuyển dụng có thể thông cảm và hiểu được tâm lý của ứng viên. Nhưng họ hoàn toàn không thể có thiện cảm và đánh giá cao một người vòng vo quá mức và né tránh từ đầu đến cuối. Trong tình huống tệ nhất, bạn nói thẳng mà không khéo thì vẫn tốt hơn nhiều hơn so với ngắc ngứ, loanh quanh làm mất thời gian cả đôi bên.
 
Bên cạnh những nỗi sợ khi tham dự phỏng vấn, lương cũng là một băn khoăn không nhỏ. Dù bạn từng đối diện câu hỏi này nhiều lần nhưng chưa chắc bạn luôn vượt qua được nó với kết quả mong muốn. Bất cứ sai lầm nhỏ nào cũng có thể hất bạn ra khỏi cuộc đua giành lấy công việc mơ ước. Nên nhớ, bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng rằng tôi là ứng viên phù hợp, nhưng đồng thời bạn cũng đang muốn đảm bảo công ty này là lựa chọn tốt nhất của mình. Đây là cuộc trò chuyện công bằng giữa đôi bên, vì thế hãy tuyệt đối trung thực với mong đợi của bản thân!
 
Nguồn: https://www.tienphong.vn/

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong