5 kỹ năng mềm để thăng tiến nơi công sở
1. Biết lắng nghe
Mọi người thường hay đánh đồng những người có kỹ năng giao tiếp tốt với những người giỏi thuyết trình trước đám đông. Thực tế, giữa họ luôn có sự khác biệt. Những người có khả năng giao tiếp giỏi làm tốt điều mà mọi người không chú ý – đó là lắng nghe.
Cách dễ dàng nhất để tạo niềm tin với ai đó là bày tỏ sự quan tâm đến với họ. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách nghe nhiều hơn nói. Người biết lắng nghe không nghĩ đến việc sẽ phải nói gì tiếp theo, họ sử dụng câu hỏi để nối dài câu chuyện. Họ xây dựng cuộc trò chuyện xung quanh người kia.
Khi hoài nghi về điều gì đó, hãy đưa ra câu hỏi kiểu như “hãy cho tôi biết thêm về điều đó”. Điều quý giá nhất mà bạn đem lại cho người khác chính là lắng nghe, thấu hiểu họ. Hãy biến khả năng lắng nghe thành vũ khí bí mật trong giao tiếp.
2. Làm việc có trách nhiệm
Khi xảy ra sự cố có liên quan đến mình, đừng cố biện hộ, lảng tránh hay đổ cho người khác, thay vào đó hãy nhận trách nhiệm.
Nhận trách nhiệm một cách thực sự, bạn sẽ học hỏi được nhiều từ chính sai lầm đó. Có trách nhiệm với mọi thứ mình làm và làm được những gì mình nói chính là nền tảng để bạn xây dựng chữ tín.
3. Xoay xở tốt với những gì bạn có
Mọi người luôn phải giải quyết vấn đề với nguồn lực có hạn. Một đầu bếp sẽ làm gì khi phải làm một món ăn với 10 thành phần nhưng trên tay chỉ có 7? Một món ăn thiếu thành phần? Hay thực khách sẽ đói vì chờ đợi? Một đầu bếp cừ sẽ biết tạo ra một món ăn vẫn đủ ngon chỉ với những gì anh ta có.
Những phát minh lớn thường xảy ra khi có sự thúc ép. Các công ty lớn không phải lúc nào cũng về đích trước. Cần phải biết biến khó khăn thành thuận lợi, bỏ qua những thứ còn thiếu và chỉ tập trung vào những gì bạn đã có. Đó là sáng tạo!
4. Kiềm chế cảm xúc
Dù đang cực vui hay buồn thê thảm, bạn đều rất dễ hành động theo cảm xúc khiến đưa ra những quyết định sai lầm.
Ngoài ra, đôi khi bạn ngỡ mình đang sợ hãi song thực tế là bạn đang hứng thú, bạn tưởng mình đang buồn nhưng sự thật là bạn đang giận dữ… Bất cứ cảm xúc không rõ ràng nào cũng sẽ làm bạn hành đông một cách thiều niềm tin, để rồi sau đó phải hối tiếc. Hãy ngưng lại và hỏi chính bạn: “Mình đang thực sự cảm thấy như thế nào?”.
Hãy nói chuyện với một người bạn, hãy nghĩ lại lần hai về cái mail chứa đầy từ ngữ mang “mùi” giận dữ mà bạn chưa gửi trước khi bạn thật sự gửi nó. Hãy dành chút thời gian để nghĩ lại, định hình lại, tự hỏi chính bản thân mình điều gì thực sự quan trọng.
5. Thấu cảm
Luôn dễ dàng khi là một phần của đám đông, hành động theo số đông, đặc biệt là trong những tổ chức lớn. Tuy nhiên, sẽ rất ý nghĩa khi bạn tự bước chân ra ngoài văn phòng và học hỏi những điều mới mẻ, nó sẽ giúp bạn trưởng thành, biết đồng cảm với người khác hơn.
Khi tham gia những hoạt động như làm tình nguyện, khóa học nhỏ, du lịch, làm các dự án nhỏ, tham gia các hoạt động văn hóa…, bạn sẽ học được cách để kết nối với những người khác ngành nghề, hiểu được cảm nhận của những người có góc nhìn, quan điểm khác với mình.
Mang những gì bạn học được bên ngoài vào văn phòng của mình, nó sẽ giúp bạn đồng cảm và thấu hiểu đồng nghiệp hơn. Bạn cũng sẽ tự tin hơn nhờ những trải nghiệm này.
Nguồn: https://baomoi.com/
|