banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 10/07/2018, 03:37 PM
Chủ đề này đã có 483 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Quản lý nhân sự: 5 sai lầm phổ biến của doanh nhân mới
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Giá cả, luật pháp và thị trường đều có thể lập thành các điều khoản, lượng hóa và dự đoán, nhưng bạn không thể phân tích vấn đề nhân sự theo cách đó. Điều này khiến việc có được một chiến lược quản lý thành công rộng rãi gần như không thể đạt được.
 
Mặc dù nhiều doanh nhân mới tự thuyết phục bản thân rằng công ty của họ sẽ hoàn toàn khác và nhân sự của họ sẽ rất hạnh phúc được làm việc ở đó, nhưng sự thật là hầu hết các chủ doanh nghiệp đều không chuẩn bị để quản lý thành công, và cuối cùng đã mắc những sai lầm nghiêm trọng.
 
Dưới đây là một số sai lầm phổ biến trong quản lý nhân sự của các doanh nhân mới:
 
1. Tạo ra nền văn hóa thiếu cân bằng
 
Khi mới khởi nghiệp, bạn có thể mong muốn tạo ra một nền văn hóa làm việc không căng thẳng. Bạn có thể tạo ra một nơi làm việc không có giờ giấc cụ thể hoặc có những kỳ nghỉ không hạn chế hoặc bạn có thể làm theo cách của mình để đảm bảo rằng từng người được bạn tuyển có thể làm bạn với tất cả những người khác.
 
Những cách tiếp cận hiện đại và thực tế đối với văn hóa công sở này sẽ rất hiệu quả trong việc nâng cao động lực và mức độ hài lòng đối với công việc, nếu nó cân bằng với các nguyên tắc cơ cấu và kỳ vọng chuyên môn. Hãy nhớ rằng, văn hóa công sở của bạn cần phải cân bằng.
 
Những yếu điểm tưởng chừng là rào cản trong công việc lại là đòn bẩy giúp bạn thăng tiến, cùng khám phá bài viết bổ ích  https://tuoitre.vn/loi-ich-bat-ngo-tu-7-diem-yeu-cua-ban-20180626180221717.htm
 
2. Tuyển dụng quá nhanh
 
Một công ty đa quốc gia lớn có hơn 100 ngàn nhân viên có thể có vô số quyết định tuyển dụng tồi, nhưng một công ty khởi sự với đội ngũ ban đầu chỉ gồm 5 người không thể mắc sai lầm xa xỉ như thế được. Là một doanh nhân mới nên thật dễ hiểu khi bạn hào hứng muốn mọi việc diễn ra càng nhanh càng tốt, nhưng bạn không thể vội vàng trong quyết định tuyển dụng ban đầu của mình.
 
Các thành viên đầu tiên trong đội ngũ của bạn sẽ là những người giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn ban đầu của công ty, vì vậy các kỹ năng, động lực và tính cách của họ sẽ quyết định con đường của bạn sẽ thành công hay thất bại. Hãy dành thời gian lựa chọn các ứng viên cẩn thận và chỉ đưa ra quyết định khi bạn đã dành thời gian nghiêm túc cân nhắc các phương án lựa chọn.
 
3. Không đưa ý kiến phản hồi
 
Có rất nhiều lãnh đạo không phản hồi ý kiến của nhân viên, nhưng lý do cũng rất đa dạng. Một số không thoải mái với việc đưa ra lời chỉ trích. Một số không biết cách đưa ra ý kiến phản hồi một cách hiệu quả. Những người khác thì muốn các nhân viên xử lý mọi việc một cách độc lập. Những lý do này đều không tốt.
 
Ý kiến phản hồi sẽ giúp các nhân viên của bạn tiếp tục bước tiếp và đi đúng hướng. Phản hồi giúp bạn củng cố những thói quen làm việc tốt, dần loại trừ các thói quen làm việc xấu và khiến các nhân viên lúc nào cũng có động lực làm việc. Không có ý kiến phản hồi đó, các vấn đề của bạn sẽ tiếp tục leo thang, các nhân viên của bạn sẽ đi chệch hướng và kỷ luật lao động chắc chắn giảm.
 
4. Phớt lờ các cá nhân
 
Thật dễ nghĩ rằng nhân viên của bạn chỉ là "nhân viên" hoặc là những người trong "đội ngũ" của bạn dù họ được bạn tuyển và được kỳ vọng làm việc cùng nhau theo bản sắc thương hiệu của công ty bạn. Nhưng mỗi người vẫn là một cá nhân và hoàn toàn khác biệt với các cá nhân khác. Mỗi người đều có thế mạnh, điểm yếu và phong cách làm việc riêng, đòi hỏi phải có cách quản lý riêng.
 
Cố gắng dùng một kiểu chiến lược quản lý đối với tất cả các nhân viên như tạo động lực cho họ theo cùng một cách hoặc đưa ra cùng một kiểu ý kiến phản hồi là một sai lầm to lớn. Hãy quan tâm tới từng cá nhân và điều chỉnh các chiến lược của bạn cho phù hợp với họ.
 
5. Không để mọi người làm những việc họ làm giỏi nhất
 
Nếu muốn thành công, bạn cần học cách để mọi người làm công việc được giao theo cách của riêng họ, và đừng để họ bị sao lãng công việc đó. Điều đó có nghĩa là bạn không thể làm thay phần việc của họ (dù ý định của bạn là tốt), bạn không thể làm vướng tay chân họ bằng những công việc không liên quan tới lĩnh vực chuyên môn của họ và bạn không thể quản lý vi mô khi họ đã có kế hoạch làm việc cụ thể.
 
Công việc của bạn là đặt ra định hướng và giao việc, nhưng trong phần lớn công việc của mình, bạn cần tin tưởng đội ngũ của mình sẽ hoàn thành các trách nhiệm của chính họ và tập trung vào bức tranh lớn của công ty.
 
Đây đều là những kinh nghiệm đau thương, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể tránh được chúng. Bạn không thể đoán biết mỗi người sẽ hành động thế nào trong mọi tình huống, nhưng bạn có thể chuẩn bị cho chính mình và công ty đối phó với những thách thức về nhân sự có thể nảy sinh. Hãy học từ những sai lầm của những người khác và đừng đánh giá thấp trách nhiệm của người quản lý bộ phận nhân sự trong công ty mới của bạn.
 
Nguồn: http://baodansinh.vn/

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong