Đây là cách luyện cho não bộ của bạn thông minh hơn - phần 2
Một cách bày tỏ mà ai cũng có
Ta có một thiếu sót lớn khi cố gắng hiểu về thế giới nội tâm của mình. Ta thưởng suy nghĩ hẹp và cụ thể vào một vấn đề gì nó. Một golf-thủ chuyên nghiệp sẽ có hai luồng suy nghĩ khác nhau, khi đánh golf và khi lái xe. Chủ yếu là do mức độ chi tiết của những hành động trong hai việc là khác nhau.
Ta cũng vậy, ta đều có những khuôn mẫu tâm trí riêng cho mỗi hành động khác nhau, đại diện cho những yêu cầu khác nhau của những công việc khác nhau cần những trải nghiệm khác nhau.
Morgan Housel, một nhà báo, một tiểu thuyết gia và một nhà lý luận ước tính rằng kinh nghiệm cá nhân một người chỉ tạo nên 0,00000001% những gì xảy ra trên thế giới này, nhưng lại đại diện cho 80% lối nghĩ của chúng ta về cách thế giới xung quanh ta vận hành.
Tương tự, một khuôn mẫu trí óc của một người chỉ đại diện cho một phần nhỏ cách thức thực tại vận hành, mỗi khi ta sử dụng nó để đưa ra quyết định, ta sẽ nhìn vấn đề bằng nó.
Điều này ổn khi áp dụng vào một thứ như golf, với những trường hợp cụ thể và những luật lệ bất di bất dịch, nhưng trong đời thực, những khuôn mẫu trí óc ta vẫn có cần phải sở hữu một góc nhìn rộng hơn về thực tại, tính tới mọi trường hợp có thể xảy ra và hiệu ứng của nó.
Cách hiệu quả nhất để ta áp dụng nó? Kết hợp toàn bộ những gì ta biết, mọi khuôn mẫu trí óc mà ta có về mọi thứ đơn lẻ, thành một khối khổng lồ, một khối kiến thức của riêng bạn về cách thực tại này vận hành. Một hình ảnh sống động về thực tại nằm chính trong đầu bạn, một thế giới giả lập mà dựa vào đó, bạn áp dụng vào thực tại ngay trước mắt. Điểm mấu chốt của điều này không nằm ở việc tạo ra càng nhiều khuôn mẫu càng tốt, mà là cách chúng được kết nối với nhau.
Sẽ luôn có những chi tiết nhỏ bị thiếu sót, những chi tiết được tạo nên từ góc nhìn phiến diện của một cá nhân. Cách duy nhất để khắc phục là tạo ra một hình ảnh, một khuôn mẫu lớn luôn tiếp tục tự hoàn thiện mình.
Lời kết
Khi chúng ta học những điều mới, những điều ta cho là quan trọng và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta, ta tạo nên một lối tắt cho chúng trong não bộ của mình để có thể "đốt cháy giai đoạn" khi gặp những tình huống tương tự trong tương lai. Đây chính là những khuôn mẫu trí óc mà ta tạo nên. Chúng được tạo nên bằng trực giác, nhưng ta cũng có thể chủ động tạo ra chúng và khi tạo ra được, ta sẽ tăng tốc độ đưa ra quyết định của chính mình.
Chính xác là Nikola Tesla đã làm vậy khi dựng lên những sáng chế của mình, nhưng ông đi một bước còn xa hơn nữa.
Tạo nên khuôn mẫu của trí óc sẽ là biến từ ngữ, kiến thức ta đã biết thành một hình ảnh trong não bộ của mình, một chuỗi hình ảnh chuyển động giống như chính thực tại. Từ ngữ và câu chữ đều là sự vật tĩnh, dù có dùng nó uyển chuyển đến đâu, nó cũng không thể trực quan bằng hình ảnh. Một khuôn mẫu trí óc bằng hình ảnh sẽ giúp ta thoát được sự gò bó ấy, ta tạo nên những chuỗi logic trực quan bằng những dữ liệu đã học được.
Hơn nữa, là hình ảnh thì dễ kết nối hơn chữ nghĩa. Mỗi một khuôn mẫu nhỏ cho một sự việc nhất định sẽ là một hạt nhỏ, giúp ta xâu thành chuỗi: một hình ảnh hoàn thiện của thực tại, cho phép ta nghĩ rộng ra nhiều lần.
Thực tại có kết cấu chặt chẽ và có sắc thái riêng. Để hiểu được nó, ta cần có một công cụ - một trí óc hợp lý.
Nguồn: https://vtc.vn/
|