28 điều một nhân viên kế toán giỏi cần phải có - phần 1
Nhân viên kế toán có một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán trong các công ty xây dựng xây lắp. Bạn muốn trở thành một nhân viên kế toán giỏi, có trình độ chuyên môn cao và hội tụ các kỹ năng cần thiết của một kế toán chuyên nghiệp, bạn cần phải có 30 điều dưới đây:
cong viec ke toan phai lam 28 điều một nhân viên kế toán giỏi cần phải có
Mỗi vị trí công việc khác nhau tất yếu sẽ yêu cầu chuẩn mực về nghề nghiệp khác nhau. Nhưng tựu trung lại, một kế toán viên chuyên nghiệp được các chuyên gia đánh giá phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
1. Có trình độ chuyên môn cao về kế toán
Luật Kế toán của VN quy định, cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Theo đó, một kế toán viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. Nhưng nếu muốn trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, năng lực của bạn phải được chứng minh qua thời gian kinh nghiệm và những thành tích bạn đã đóng góp cho DN.
Ở các nước phương Tây, tiêu chuẩn tuyển dụng một nhân tài kế toán đấy là bạn phải có chứng chỉ hành nghề kế toán của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh – ACCA. Các công ty nước ngoài xem bằng ACCA là một điều kiện quan trọng để ứng viên chứng minh về khả năng nghề nghiệp và chuyên môn của bản thân trong lĩnh vực tài chính – kế toán.
Hiện nay, tại VN số lượng kế toán viên có chứng chỉ ACCA chưa nhiều. Theo thống kê của ACCA tại VN, số lượng kế toán viên VN đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế đang ở con số rất khiêm tốn, trên dưới 100 người. Nhưng hy vọng rằng con số này sẽ nhanh chóng gia tăng để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của DN về số lượng và chất lượng của kế toán viên chuyên nghiệp.
2. Đạo đức nghề nghiệp làm kim chỉ nam hành nghề
Sau nhiều vụ bê bối về tài chính, các công ty trên thế giới hiện nay rất chú ý đến đạo đức nghề nghiệp của người kế toán viên. Nhiều công ty đã đặt tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp lên số một khi cần tuyển dụng nhân viên kế toán giỏi cho công ty. Hầu hết họ đều nhận thức được rằng thông tin kế toán là rất cần thiết cho nhà quản trị để ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Một khi kế toán viên cố tình làm sai lệch các thông tin sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, thậm chí là sai lầm dẫn đến DN rơi vào tình trạng khó khăn…
Tại VN, việc hành xử thiếu đạo đức trong nghề kế toán cũng đang phổ biến đáng báo động – Bà Nguyễn Phương Mai, Trưởng đại diện Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) tại Việt Nam, nhận định. Bà Mai dẫn chứng: trong đợt kiểm tra các công ty kế toán gần đây, có nhiều kế toán viên không biết đọc báo cáo kiểm toán, không biết lập báo cáo tài chính nhưng vẫn nhận hợp đồng của khách hàng dẫu không có chuyên môn. Điều này là một trong những biểu hiện của việc thiếu đạo đức kế toán… Những sinh viên trẻ ra trường chưa có tính tự giác, chưa đặt nặng tính chuyên nghiệp mà chỉ chú trọng đến kỹ năng chuyên môn… Bà Phương Mai cho rằng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn là cần thiết nhưng điều quan trọng nhất của một kế toán viên chính là phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp bởi đó sẽ là kim chỉ nam để phát triển sự nghiệp.
Theo bà Mai, đạo đức của một kế toán viên chuyên nghiệp phải được biểu hiện ở sự trung thực, liêm khiết, bảo mật thông tin và có ý thức chấp hành pháp luật.
3. Nghề của tính cẩn thẩn
ke toan chi phi 28 điều một nhân viên kế toán giỏi cần phải có
Ngoài yêu cầu về đạo đức, chuyên môn, người kế toán viên nhất định phải có tính cẩn thận, ngăn nắp và khoa học bởi nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ với những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Do đó, một kế toán chuyên nghiệp phải luôn đảm bảo giữ gìn tài liệu cũng như làm thế nào để những con số đó luôn chuẩn nhất, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu nhất. Và khi tổng hợp những con số khô cứng, một kế toán chuyên nghiệp càng cần phải cẩn thận vì chỉ sai 1 ly thôi là có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn công ty…
Ngoài ra, một kế toán viên chuyên nghiệp còn phải là người luôn chủ động mở rộng quan hệ giao tiếp, rèn luyện các kỹ năng thương lượng, đàm phán để hỗ trợ khi làm việc bởi công việc kế toán còn có mối quan hệ với rất nhiều nghề khác như ngân hàng, thuế…Luôn luôn chủ động cập nhật những thông tin mới nhất về tài chính và pháp luật, chủ động học hỏi về công nghệ và nếu thành thạo thêm tiếng Anh, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của người kế toán viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ không có điểm dừng.
Rõ ràng nghề kế toán đang là “nghề vàng” hiện nay. Đến với nghề kế toán, cơ hội nghề nghiệp của bạn luôn rộng mở nhưng sẽ còn rộng mở hơn, phát triển hơn nếu bạn cố gắng học hỏi, trau dồi những tiêu chuẩn để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường…
4. Rèn luyện kỹ năng bước vào nghề kế toán.
Nếu mỗi doanh nghiệp cần tới 1 – 2 kế toán và mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp cũng cần tới kế toán thì với gần 500.000 doanh nghiệp, hàng vạn đơn vị hành chính sự nghiệp, gần 14.000 cơ quan quản lý ngân sách nhà nước, 63 đơn vị tỉnh, thành, hơn 600 huyện, quận và hơn 13.000 xã, phường…, mỗi năm cần hàng vạn người kế toán, kiểm toán viên.
Thế nhưng, để tìm việc làm tốt trong lĩnh vực này, bạn cần trang bị cho mình nhiều vốn kiến thức. Có vài điều sau đây mà bạn nên tham khảo khi bước chân vào nghề kế toán.
5. Kiến thức chuyên môn.
Kế toán là một nghề chuyên nghiệp đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp, song công việc chủ yếu là làm việc với các con số.
Muốn trở thành một nhân viên kế toán giỏi giang, ngay từ bây giờ, khi bạn đang còn học trong trường phổ thông, bạn nên cố gắng học tốt các môn tự nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng môn toán (công việc chủ yếu của bạn là tính toán mà). Nếu có thể, bạn nên tập tính nhẩm thật tốt mà không cần phải dùng tới máy tính.
Công việc kế toán gắn liền với các hoạt động kinh tế, tài chính, mà các hoạt động này diễn ra ngày càng đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ. Vì vậy, ngay từ lúc này, bạn hãy tập quan sát chúng trong cuộc sống hàng ngày. Có thể bạn sẽ không hiểu nhiều, nhưng bạn đừng lo, những điều bạn chưa hiểu sẽ được giải đáp khi bạn tham gia đào tạo để trở thành nhân viên kế toán.
Điều quan trọng là bạn đã có sự quan tâm, chú ý, có nhu cầu tìm hiểu để trở thành động lực học tập của bạn sau này.
6. Khả năng ngoại ngữ.
Hòa cùng sự phát triển của nền kinh tế hội nhập thế giới mạnh mẽ, cũng như bao nghề khác, nghề kế toán đòi hỏi người làm phải biết ngoại ngữ, nhất là những ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh. Đây là vấn để mà các nhà tuyển dụng luôn quan tâm.
Điều này là yêu cầu bắt buộc nếu bạn làm việc ở các công ty liên doanh hoặc những công ty có quan hệ làm ăn với nước ngoài. Nghề kế toán liên quan chặt chẽ tới những điều luật về kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế. Khi đó, bạn sẽ phải tìm hiểu thật tỉ mỉ về pháp luật, hệ thống chuẩn mực của nước đối tác cũng như tự nâng cao vốn ngoại ngữ của mình.
7. Kiến thức về tin học.
Trong xã hội hiện đại, khi mà công nghệ thông tin đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống thì các nhân viên kế toán sử dụng công cụ máy tính với các phần mềm trợ giúp để công việc kế toán bớt vất vả hơn và quan trọng là nâng cao hiệu quả.
Để trở thành một nhân viên kế toán hiện đại và năng động, sao bạn không tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tin học ngay từ bây giờ?
Thứ hai, rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp.
8. Trung thực
Đã có người ví công việc của nhân viên kế toán giống như công việc của một “người chép sử”. So sánh ấy quả kỳ lạ nhưng không hẳn không có lý. Bạn là nhân viên kế toán – người tạo niềm tin, và để tạo được niềm tin đó thì những thông tin mà bạn đem lại phải trung thực, đáng tin cậy.
Trung thực ở đây có nghĩa là những thông tin phải phản ánh đúng nội dung của hoạt động kinh tế phát sinh. Chỉ những thông tin như vậy mới giúp ích cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, khách hàng cũng như chính doanh nghiệp.
9. Khách quan
Nếu bạn là “quan chép sử”, tất nhiên bạn phải thật khách quan rồi. Vì “người chép sử không làm ra lịch sử nhưng quyết không cho lịch sử bước qua đầu”. Bạn không thể vì yêu quý vị vua này mà thiên vị, không viết ra những việc không tốt mà ông ta đã làm.
Nhân viên kế toán cũng vậy, luôn phải tuyệt đối khách quan trước những hoạt động kinh tế trong đơn vị mình. Một nhân viên kế toán thực thụ luôn hiểu rằng sự thiếu khách quan của mình sẽ làm hại chính cơ quan, tổ chức và cuối cùng là hại chính mình.
10. Chính xác
Đây là một trong những phẩm chất cần thiết hàng đầu, quan trọng của người làm kế toán. Là nhân viên kế toán, hàng ngày, bạn phải đối mặt với vô vàn con số. Mỗi con số gắn với một nghiệp vụ khác nhau. Công việc lại đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.
Nhân dân ta vẫn có câu “sai một li, đi một dặm”. Đúc kết ấy rất đúng với công việc kế toán. Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ kéo theo sai hệ thống, và công việc tìm kiếm lỗi sai sẽ tiêu tốn không biết bao thời gian, có khi còn làm bạn lỡ đi những cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn.
11. Chăm chỉ, cẩn thận
Đức tính này nghề nào cũng cần có nhưng khi bạn là một nhân viên kế toán thì dường như yêu cầu trên được đòi hỏi nhiều hơn. Bạn làm việc chỉ với 10 con số (từ 0 đến 9), nhưng đấy lại là 10 con số “biến hoá” nên “cẩn tắc vô áy náy” còn là cách mà bạn tôn trọng công việc của chính mình.
Thiếu tố chất này, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được giấc mơ của nhân viên kế toán tin cậy trong lòng mọi người.
12. Năng động, sáng tạo
Bạn đừng nghĩ rằng nhân viên kế toán ngồi một chỗ làm việc thì sẽ “không phải năng động” nhé!
Những công việc bạn làm hàng ngày có thể giống nhau nhưng những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì không vậy. Là một nhân viên kế toán chuyên nghiệp, bạn sẽ không chỉ quan tâm đến các sự kiện kinh tế, tài chính xảy ra với doanh nghiệp mình mà còn cả thông tin về đối thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai.
Sự nhạy bén của bạn trước dòng chảy thông tin kinh tế, tài chính đầy biến động sẽ giúp bạn không phải lúng túng trước những biến động. Đồng thời, nó cũng có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp của bạn “đi trước một bước” trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt.
13. Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp
Như bạn đã biết, công việc mà kế toán phải làm khá nhiều: thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo… Những công việc này đòi hỏi khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tích, tổng hợp chúng một cách hợp lý.
14. Có tính độc lập cao trong công việc, đồng thời phải có tinh thần tập thể
Thông thường khi làm một nhân viên kế toán, bạn sẽ chuyên vào một lĩnh vực nhất định: kế toán tiền mặt, kế toán vật tư, kế toán chi phí giá thành… Và như vậy bạn sẽ phải làm việc một mình trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Bạn sẽ là người tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến phần việc của mình.
Song điều đó không có nghĩa là bạn dửng dưng và không liên quan gì với công việc của người khác. Bạn là một cá thể trong tập thể, là một nhân viên kế toán trong hệ thống kế toán của đơn vị, vậy nên “tinh thần đồng đội” cũng rất được đề cao ở đây đấy.
15. Khả năng diễn đạt
Bạn muốn là người được mọi người tin tưởng và đặt niềm tin, là một chuyên gia tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, kế toán? Vậy thì chắc chắn bạn sẽ phải có khả năng diễn đạt tốt.
Ngoài việc tính toán ghi chép các số liệu, bạn sẽ là người thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, trước những nhân viên nơi mình làm việc về “sức khoẻ”- tình hình tài chính của đơn vị, là người sẽ đưa ra những tư vấn cho các nhà quản trị. Để lời nói của bạn là những “lời nói vàng” thì khả năng diễn đạt là không thể thiếu.
Diễn đạt tốt trong kế toán là ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc và chính xác. Vì thế, bạn đừng nhầm khả năng này với kiểu nói “hoa hoè hoa sói”, hay ví von nhé.
Nguồn: http://soha.vn/
|