banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 28/08/2018, 04:00 PM
Chủ đề này đã có 472 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
7 lý do khiến bạn chưa được thăng chức
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Thật đáng chán nản khi nhận được tin mình đã bị bỏ qua trong đợt xét duyệt thăng chức. Và dưới đây là 7 lý do phát ra từ chính miệng các sếp, giải thích lý do của quyết định bạn chưa được thăng chức.
 
 
1. Bạn chưa đủ các kỹ năng để có thể nhận trách nhiệm lớn hơn
 
Một trong những sai lầm của nhân viên khi nghĩ về việc thăng chức là họ cho rằng việc được thăng chức là dựa vào đánh giá từ công việc hiện tại của họ. Điều này chỉ đúng một phần thôi. Các cấp trên cho rằng bạn thành công ở công việc hiện tại sẽ không đảm bảo rằng bạn cũng sẽ thành công ở nhiệm vụ mới nếu được thăng chức.
 
Ví dụ, một nhân viên rất giỏi về nhập các số liệu có thể phải cần thêm các buổi đào tạo để có thể học thêm về phân tích dữ liệu - một công việc đòi hỏi kỹ năng suy luận và phân tích.
 
Vì thế, một bí quyết để được thăng chức là tìm hiểu công việc mới cần bạn phải có những kỹ năng gì. Sau đó, trao đổi với cấp trên rằng bạn đã sẵn sàng tiến lên một vị trí mới và nhờ họ tư vấn xem bạn cần làm những gì để đạt được vị trí đó.
 
2. Bạn thiếu những kỹ năng mềm
 
Không chỉ các kỹ năng cứng và những hiểu biết về chuyên môn mới quan trọng mà những kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém, nhất là khi bạn muốn được thăng chức để làm ở vị trí quản lý. Những kỹ năng mềm này bao gồm khả năng giải quyết các mâu thuẫn, khả năng giao tiếp và ngoại giao...
 
Tự phát triển những kỹ năng mềm mà bạn thấy cần thiết để có thể làm tốt công việc mới. Bạn có thể làm điều này bằng những việc như tự nguyện tư vấn cho những nhân viên mới vào, tự nguyện xin dẫn đầu một buổi thuyết trình. Cho dù bạn làm bất cứ điều gì thì đó cũng là những dấu hiệu để sếp bạn có thể thấy là bạn đã sẵn sàng cho một vị trí mới.
 
Giải lao ít phút trong giờ làm việc sẽ giúp bạn giảm stress, tăng độ hiệu quả khi làm việc, xem thêm   http://xahoi.com.vn/5-li-do-ban-can-nghi-giai-lao-khi-lam-viec-304711.html
 
 
3. Bạn không biết tận dụng những phản hồi
 
Bất cứ ai cũng đều có ít nhất một lần cố gắng "kiềm nén" khi bị chỉ trích. Nhưng bạn phải ghi nhớ điều này, những chỉ trích đấy không phải lúc nào cũng xấu. Rất có thể sếp bạn có một vài điểm đúng và hợp lý khi "trách mắng" bạn. Sếp bạn đang cố gắng chỉ bảo bạn làm sao để có thể cải thiện hiệu suất làm việc. Bạn phải biết tận dụng những "chỉ trích" này để làm việc tốt hơn và chuẩn bị cho việc thăng chức của mình.
 
Khi nhận được phản hồi từ cấp trên, cố gắng đừng nên bào chữa cho chính mình mà hãy biết chấp nhận và học hỏi từ nó.
 
4. Bạn thiếu cung cách chuyên nghiệp
 
Càng lên chức cao bạn cần càng phải tỏ ra chuyên nghiệp trong cách làm việc hơn. Chuyên nghiệp từ việc giữ vững sự tự tin cho đến việc xử lý và đối mặt với những "tin vịt" trong công ty. Các lãnh đạo cũng đồng tình rằng chuyên nghiệp là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân viên phải vượt qua.
 
Cách bạn cư xử với đồng nghiệp cũng quan trọng không kém cách bạn cư xử với cấp trên. Chẳng hạn như bạn có thể thảo luận những vấn đề của công ty trong lúc làm việc, nhưng không nên thảo luận những điều này ở những lúc khác, ví dụ như giờ giải lao, vì làm thế bạn sẽ chứng tỏ cho đồng nghiệp thấy là bạn chỉ đang cần thính giả để lắng nghe bạn chứ không phải bạn đang tìm cách giải quyết.
 
5. Bạn vẫn còn chưa chủ động trong giải quyết các vấn đề
 
Nếu như bạn giỏi trong việc giải quyết các vấn đề, nó không chỉ chứng minh rằng bạn quan tâm đến sự nghiệp của bạn mà còn chứng tỏ rằng bạn quan tâm sát sao tới tình hình dài hạn của công ty. Vì thế, khi giải quyết vấn đề nào đó, đừng nên chỉ tập trung vào tình hình trước mắt mà hãy phân tích tình huống để tìm cách phát triển giải pháp lâu dài.
 
Còn nữa, hãy hợp tác với đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết đúng. Điều này sẽ khiến mọi người nhận thấy bạn có khả năng hòa hợp của một lãnh đạo tương lai.
 
6. Bạn vẫn có suy nghĩ của một nhân viên, không phải của một quản lý
 
Nếu bạn chỉ cho cấp trên thấy rằng bạn đi làm chủ yếu là vì tiền lương thì bạn sẽ không bao giờ được nằm trong danh sách những ứng cử viên được thăng chức. Tất nhiên rằng bạn không phải tỏ ra là một người "nghiện công việc" hay cố tình ở lại công ty trễ hơn để được sếp nhìn thấy. Bạn đơn giản chỉ cần chứng tỏ rằng bạn yêu thích công việc của mình thật sự.
 
7. Bạn "trông đợi" quá nhiều vào việc thăng chức
 
Trong thời buổi hiện nay, yếu tố chính dẫn đến một sự thăng chức không còn là thời gian bạn làm cho một công ty nữa. Không quan trọng là bạn đã làm cho công ty được 6 tháng hay 6 năm, cái quan trọng là bạn đã đóng góp những gì.
 
Thế giới sẽ không sụp đổ nếu như bạn không được thăng chức. Thực ra, đó còn là một kinh nghiệm để bạn học hỏi. Vậy nên hãy nắm bắt lấy bài học cho mình, nhận ra hướng đi đúng hơn, rồi một ngày nào đó bạn sẽ được thăng chức.
 
Nguồn: https://vtc.vn/

icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong