banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 11/09/2018, 04:10 PM
Chủ đề này đã có 436 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Giáo dục văn hoá nghề cho sinh viên ngành khoa học thư viện và thông tin học
Thông tin mua bán Liên Hệ:
Văn hóa nghề hiện nay được nhắc đến nhiều trong các lĩnh vực. Được coi là cơ sở cho tính chủ động sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, văn hóa nghề và việc nâng cao văn hóa nghề cho người lao động đặc biệt là thanh thiếu niên đã và đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Bài viết phân tích về sự hình thành của văn hóa nghề, khẳng định sự tồn tại của văn hóa nghề thư viện và vai trò của giáo dục văn hóa nghề đối với cán bộ thư viện, trên cơ sở đó đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao văn hóa cho đội ngũ cán bộ thư viện, cán bộ thông tin  tương lai – sinh viên ngành thư viện và thông tin học.
 
1.            Khái niệm và nội hàm của văn hóa nghề
 
Văn hóa nghề được hình thành trên cơ sở khái niệm văn hóa. Ở đây, văn hóa là hiện thực của sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Xét từ góc độ con người, văn hóa là do con người sáng tạo ra, là nhân hóa, là con người trong thiên nhiên, là thiên nhiên mang tính con người. Văn hóa được xem xét ở sự vận động không ngừng, tức là trong những hoạt động lao động sản xuất, cảm thụ và sáng tạo. văn hóa chỉ có thể tồn tại trong bối cảnh đồng hành với cuộc sống lao động không ngừng nghỉ của con người. Hoạt động lao động sản xuất của con người vừa nuôi dưỡng con người, vừa sáng tạo ra con người và văn hóa. Khác với những bản năng của mọi giống loài sinh vật, trong hành vi lao động sản xuât của mình, con người là một thực thể văn hóa. Điều này có nghĩa hoạt động nghề nghiệp của con người là hoạt động văn hóa, có ý nghĩa văn hóa từ đây nảy sinh khái niệm văn hóa nghề. Mức độ ứng xử có văn hóa của con người đối với hoạt động lao động nghề nghiệp là thước đo tính người trong chính hoạt động đó, là cơ sở để nhận thức đúng về bản chất, vị trí, vai trò của văn hóa nghề trong hoạt động lao động sản xuất của con người. Vậy văn hóa nghề là gì?
 
Văn hóa nghề là cụm từ chỉ tổng hợp các khái niệm nhận thức nghề, thái độ đối với nghề, hành vi ứng xử của con người cùng với nghề trong quá trình lao động sản xuất, quan hệ người – người trong quá trình tổ chức lao động xã hội, cốt lõi của văn hóa nghề là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Trong nội hàm đó, các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau: người lao động phải có nhận thức đầy đủ về nghề thì mới có thể thực hiện được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và ngược lại có tuân thủ đạo đức nghề nghiệp người lao động mới được công nhận là người lao động có văn hóa. Sự tiến bộ xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản.những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội tôn vinh. Không  có đạo đức nghề nghiệp đồng nghĩa với việc chất lượng và sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho xã hội sẽ không được đảm bảo giá trị.
 
Văn hóa nghề là thước đo trình độ nhận thức của người lao động đối với nghề nghiệp, đòi hỏi người lao động trong một nghề phải nhận thức đầy đủ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ củ nghề đó, có những hiểu biết sâu sắc về hành vi nghề nghiệp, các quy chuẩn trong công tác.
 
Văn hóa nghề là cơ sở để điều chỉnh hành vi nghề nghiệp trong công tác, người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công việc trong quá trình lao động. Ở đây, chức năng thực tiễn của văn hóa nghề là khiến người lao động trở thành người làm việc có kỷ luật, có sáng tạo, làm việc có hiệu quả, có chất lượng với năng suất lao động cao.
 
Văn hóa nghề có ý nghĩa to lớn về mặt giáo dực.trong quá trình lao động con người không chỉ sản xuất ra các sản phẩm lao động mà còn sản xuất ra kiến thức lao động, tích lũy những kinh nghiệm trong lao động. trình độ văn hóa nghề cũng có khả năng giáo dục cho người lao động những đạo lý trong lao động. người lao động cần tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực trong quan hệ lao động với cấp trên, cấp dưới và những bạn bè đồng nghiệp. văn hóa nghề cũng đòi hỏi người lao động giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể những người lao động, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
 
Văn hóa nghề không chỉ tồn tại ở phạm vi cá nhân riêng lẻ mà ở cả một thiết chế lao động, một phạm vi rộng lớn mà các nhà xã hội học gọi là không gian văn hóa nghề. Không gian văn hóa nghề đòi hỏi không chỉ những người lao động nghề nghiệp mà còn  những nhà đầu tư, nhà quản lý, nhà giáo dục đào tạo nghề đều phải có nhận thức về văn hóa nghề và ứng xử với không gian văn hóa nghề một cách có văn hóa. Việc xây dựng một không gian văn hóa nghề không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của toàn xã hội. Ví dụ như nhà đầu tư có nhận thức văn hóa nghề không chỉ tính toán tới lợi ích kinh tế mà còn cần cân nhắc lựa chọn lĩnh vực đầu tư phát triển bền vững, không hủy hoại môi trướng, không xâm hại tới con người . nhà quản lý lao động tốt cần biết chăm lo cho đời sống của người lao động, chú ý tới phúc lợi xã hội, những vấn đề như bảo hiểm, an toàn lao động… mặc dù ở một số trường hợp, những động thái này có thể làm giảm lợi nhuận của họ; người đào tạo cũng không chỉ dựa vào nguồn thu học phí mà cần căn cứ vào nhu cầu đào tạo của xã hội và định hướng nghề nghiệp của người học.
 
Kỹ năng viết cv thật hoàn hảo để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng  http://vi.blogtamsu.video/7-thich-trong-cv-giup-tang-kha-nang-tim-duoc-viec.html
 
 
Văn hóa nghề biểu hiện ở ba mặt chính sau:
 
-                      Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cao
 
-                      Có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật và thực hiện đúng đắn các quy chuẩn luật pháp về nghề nghiệp và lao động nghề nghiệp
 
-                      Có ý thức nghề nghiệp tốt, tuân thủ tự giác các giá trị đạo đức nghề nghiệp và các mối quan hệ nghề nghiệp.
 
Văn hóa nghề là việc nhận thức và xử lý những vấn đề nghề nghiệp sao cho có văn hóa mà vẫn đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Việc thực hiện hành vi nghề nghiệp đồng nghĩa với thực hiện một hành vi tuân thủ pháp luật. Ở khía cạnh này có thể hiểu văn hóa nghề được hiểu là việc hành nghề được coi là có văn hóa khi việc hành nghề đó không sai phạm luật pháp. Một người lao động có văn hóa nghề trong trường hợp này phải có sự hiểu biết và tuân thủ mọi quy định pháp luật về nghề.
 
Thời gian gần đây, có nhiều người cho rằng văn hóa nghề và đạo đức nghề nghiệp là hai khái niệm đồng nhất. Trên thực tế, văn hóa nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là hai khái niệm khác biệt nhưng rất gần gũi, gắn bó chặt chẽ với nhau. Văn hóa nghề thường được hiểu rộng hơn đạo đức nghề và là cơ sở cho đạo đức nghề.Có nhận thức đầy đủ về văn hóa nghề, người lao động mới có thể thực hiện được các chuẩn đạo đức nghề nghiệp và ngược lại có tuân thủ tốt đạo đức nghề nghiệp, người lao động mới được công nhận là có văn hóa. Nếu sự vi phạm pháp luật trong lao động nghề nghiệp sẽ bị xử phạt theo mức độ nặng nhẹ do pháp luật quy định thì sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp khiến người lao động bị lên án của chính lương tâm mình. Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người lao động phải tuân thủ các quy chuẩn nghề nghiệp một cách tự giác. Người lao động có văn hóa cũng là những người lao động trung thực, tìm thấy ở lao động các giá trị đạo đức, niềm kiêu hãnh, sự say mê và hứng thú trong công việc. Thiếu những điều đó, họ sẽ trở thành những người lao động vô cảm, cỗ máy khô cứng. 
 
2.            Văn hóa nghề thư viện và vai trò của việc giáo dục văn hóa nghề đối với cán bộ thư viện.
 
Theo Liên hiệp Hội Thư viện thế giới (International Federration of Library Associations - IFLA), nghề thư viện xét về bản chất là hoạt động đạo đức thể hiện một phương pháp tiếp cận mang đậm giá trịcông việc chuyên môn liên quan tới thông tin. Ở Việt Nam trong các tài liệu nghiên cứu, các nhà khoa học thư viện và thông tin cũng khẳng định có tồn tại nghề thư viện. Nghề thư viện (theo những nhà khoa học này) được hình thành khá sớm (thời kỳ cổ đại) cùng với sư phát triển của các thiết chế thư viện. Cùng với thời gian và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nghề thư viện có sự thay đổi mạnh mẽ tuy nhiên sự thay đối ấy không làm giảm đi tính chất nghề nghiệp và vai trò của nghề thư viện đối với xã hội: là cầu nối giữa thông tin và người sử dụng.
 
Vậy văn hóa nghề thư viện hay không? Điều này được khẳng định là có, bởi nghề nghiệp nào cũng cần tới văn hóa nghề. Tuy chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ văn hóa nghề thư viện là gì, nhưng trong “bản quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của IFLA” có đề cập đến một mảng quan trọng của văn hóa nghề thư viện – đó là đạo đức nghề nghiệp. Theo đó, cán bộ thư viện cần đảm bảo những nhiệm vụ cốt lõi của mình là đảm bảo việc tiếp cận thông tin của tất cả mọi người nhằm mục dích phát triển cá nhân, giáo dục, văn hóa, giải trí, hoạt động kinh tế và được tham gia một cách chủ động vào nền dân chủ và tăng cường dân chủ. Mục đích hướng tới của cán bộ thông tin thư viện là tạo điều kiện cho người sử dụng được tiếp cận thông tin một cách công bằng, nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể hơn, quy tắc đạo đức về nghề nghiệp của IFLA đề cập chi tiết tới những điều cán bộ thư viện thông tin cần phải có và thực hiện thuộc phạm trù đạo đức nghề nghiệp như:
 
1)            Tiếp cận thông tin
 
2)            Trách nhiệm đối với mỗi người dân và toàn xã hội
 
3)            Tính riêng tư tính bảo mật và sự công khai
 
4)            Truy cập mở và sở hữu trí tuệ
 
5)            Sự tập trung, hội nhập và các kỹ năng chuyên môn
 
6)            Mối quan hệ đồng nghiệp và mối quan hệ giữa chủ sở hữu lao động và người lao động
 
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong