banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 28/09/2018, 03:47 PM
Chủ đề này đã có 400 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Bạn nên làm gì khi mình giỏi hơn sếp mới?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 1. Thể hiện giá trị của mình
Bạn không nên nghĩ về sếp như là một chướng ngại vật, mà hãy mở lòng mình cùng với những suy nghĩ tích cực. Bạn có thể biết về một lĩnh vực hoặc khía cạnh công việc nào đó nhưng bạn không biết hết mọi thứ. Do đó việc bạn dung hòa được mối quan hệ với sếp sẽ thể hiện một phần thành công của bạn. Kiến thức giúp bạn làm tốt công việc nhưng các mối quan hệ sẽ đưa bạn tiến xa hơn.
 
Khi bạn đề xuất với sếp về những việc cần làm, bạn đang tự huấn luyện mình về kỹ năng lãnh đạo. Thay vì nói thẳng với sếp về việc nên hay không nên làm việc gì, bạn hãy thay đổi thành những lời đề nghị hoặc đề xuất. Bạn sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng từ sếp và dần dần sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định trong công ty.

Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp thường quan tâm đến 7 điều này hơn là bằng cấp của ứng viên, click link đọc thêm http://kenh14.vn/7-dieu-nha-tuyen-dung-quan-tam-hon-ca-bang-cap-2018082402065885.chn
 
2. Hãy trở thành người khoan dung
Đồng thời, bạn nên tập tính khoan dung vì không ai hoàn hảo cả. Sếp không biết những điều bạn biết nên hãy tha thứ khi sếp đưa ra những quyết định có thể sai lầm.
 
Điều này cũng có lợi khi bạn mắc lỗi trong quá trình làm việc. Hãy luôn nhớ rằng đây là một mối quan hệ mới và ấn tượng đầu tiên lúc nào cũng quan trọng. Việc bạn nên làm là tạo điều kiện để cả bạn và sếp cùng phát triển.
Góp phần làm đa dạng năng lực nhân viên
 
3. Thích nghi với môi trường làm việc
Ngoài việc học cách thích nghi với sếp kém năng lực hơn bạn, bạn cũng nên hiểu thêm về ý định của công ty khi sắp xếp nhiều đối tượng nhân viên với nhau trong cùng một nhóm. “Nếu như bạn là người giỏi nhất trong một căn phòng thì bạn đang ở trong một căn phòng không phù hợp với bạn”.
 
Một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho biết: “Tất cả những nhà quản lý giỏi đều biết việc này. Không phải cứ là sếp thì phải là người giỏi nhất. Họ có thể thuê những người có khả năng làm gia tăng giá trị và kinh nghiệm cho công ty. Một người sếp giỏi nếu tự tin và có kỹ năng con người tốt sẽ tuyển những nhân viên nhạy bén và nhiều kinh nghiệm hơn mình.”
 
Ngoài ra, trong kinh doanh thì mỗi cá nhân chịu trách nhiệm cho những việc khác nhau dựa theo cấp bậc công việc. Cấp quản lý và lãnh đạo phải quản lý nhân viên, những dự án công việc và thời gian, song song với việc ủy quyền, tiếp xúc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên, và vô số những việc không tên mà nhân viên không phải nhúng tay vào.
 
Vì vậy, việc bạn thay đổi quan điểm và cách giao tiếp với sếp kém năng lực hơn mình sẽ tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và năng động. Bạn có thể phát huy được thế mạnh của mình để đóng góp cho công ty và tất nhiên là đôi bên cùng có lợi.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong