banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 01/10/2018, 04:03 PM
Chủ đề này đã có 429 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Mô hình 4K trong định hướng phát triển bản thân khi đi làm- phần 1
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 * Đọc xong một cuốn sách nào đó có nghĩa là bạn đã có kiến thức tốt về chủ đề đó chăng?
 
* Trải nghiệm làm việc tại một vị trí trong vài tháng có đủ để gọi đó là kinh nghiệm làm việc?
 
* Dành hết "cả cuộc đời" để gõ văn bản có đảm bảo bạn có kỹ năng tin học văn phòng?
 
Có lẽ, lúc viết CV và lúc đi phỏng vấn sẽ là những cơ hội cấp thiết nhất giúp bạn nhìn nhận lại những gì bạn có, chưa có và cần phải bổ sung phát triển để đảm bảo công việc được hoàn thiện tốt và việc phát triển của bạn là đang đi đúng định hướng. Tuy nhiên, tôi nhận thấy "4-K" này bị hiểu nhầm rất thường xuyên. Đôi khi bị sử dụng thay cho nhau trong nhiều hoàn cảnh. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ góc nhìn của mình về 4 chữ K sau:
 
Bạn mới tốt nghiệp, cần phải trau dồi kinh nghiệm sống, kỹ năng làm việc để thành đạt ở tuổi 30, xem ngay http://congly.vn/xa-hoi/giao-duc/ky-nang-can-hoc-o-tuoi-20-de-thanh-cong-o-tuoi-30-266292.html
 
1. Khả Năng
 
2. Kiến Thức
 
3. Kinh Nghiệm (và đi kèm Trải Nghiệm)
 
4. Kỹ Năng
 
Thông qua việc hiểu rõ về 4 yếu tố này, các bạn sẽ hình dung được "bản thân mình đang ở đâu, và bạn sẽ muốn đi đến đâu và đi như thế nào để đến đó" tốt hơn. Nói cách khác, đó là bạn có thể định hướng phát triển bản thân một cách cụ thể hơn, lựa chọn những công việc có tính lộ trình hơn là chỉ đáp ứng những nhu cầu tạm thời và không mang tính bền vững về sau cho việc phát triển sự nghiệp.
 
1 - Khả Năng
 
Có thể nói, chữ K duy nhất trong 4 yếu tố mang tính phụ thuộc đến những gì được gọi là "trời phú" là yếu tố KHẢ NĂNG. Yếu tố này, đôi khi được gọi bằng từ "Năng Lực". Nhưng tôi cho rằng hai cụm từ này không thể được dùng thay thế nhau được. Vì nghĩa của Năng Lực bao hàm trong đó yếu tố Khả Năng. Năng lực là sự tổ hợp của 4 chữ K này để từ đó tạo nên "lợi thế cạnh tranh" của một người là gì. Trong tiếng Anh, khả năng được gọi là Ability và năng lực gọi là Competency.
 
Nói đến yếu tố "trời phú", tức về tự nhiên, cá nhân đó có sẵn những khả năng nhất định. Ví như có người hát hay, giọng hát ngọt ngào và có khả năng bắt kịp nhịp điệu và âm vực mà không cần phải qua trường lớp đào tạo nào cả. Nhưng cũng có những cá nhân hoàn toàn không tài nào có thể vẽ một đường thẳng tấp trên tờ giấy được. Khả năng, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự có, tự nhiên của một người.
 
Các bài kiểm tra đánh giá tính cách, hành vi, theo tôi quan sát thấy, chú trọng khai thác được vấn đề Khả Năng của một người là gì. Ví dụ như khi làm bài đánh giá Gallup Strengths-Finder, là bài kiểm tra giúp tìm ra 5 điểm mạnh nhất của một người và các điểm mạnh phụ khác. Khi xem qua các điểm mạnh này, tôi nhận ra rằng nó liên quan đến việc miêu tả khả năng/thiên hướng của người thực hiện nhiều hơn là xem xét các yếu tố về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, v.v...
 
5 điểm mạnh mà Gallup xác định giúp mình đó là: Khả năng kết nối cá nhân (Relator), Khả năng nhìn thấy mối liên hệ của sự vật và sự việc (Strategic), Khả năng suy tính kỹ lưỡng (Deliberative), Khả năng thu thập kiến thức và học hỏi (Learner) và Khả năng (yêu thích) giải quyết vấn đề bất kì (Restorative).
 
Miêu tả sơ bộ 5 điểm mạnh này thiên về xu hướng tôi THÍCH hơn là tôi CÓ THỂ. Khó khăn lớn nhất của mỗi người trong việc định hướng công việc, có thể nói, đó là phát hiện ra, hoặc cân bằng giữa những điều mình THÍCH và những điều mình CÓ THỂ làm vào chung một công việc. Vì vậy, Khả Năng đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định mức độ một người có thể làm chủ một vấn đề nào đó. 
 
Một người hát hay sẵn, nếu được đào tạo và rèn luyện tốt sẽ có thể đạt mức "diva". Nhưng một người khả năng hát hoàn toàn không có, dù có qua trường lớp đào tạo và luyện tập cật lực đi nữa, thì mức độ hoàn thiện cũng sẽ không bằng đối tượng kia. Việc phát hiện và tìm hiểu về thiên hướng, khả năng của bản thân sẽ giúp bạn chọn lọc được một số ngành nghề, công việc phù hợp để giúp bạn phát huy tốt nhất.
 
Mô hình 4K trong định hướng phát triển bản thân khi đi làm: Dù chỉ mới đôi mươi hay đã U50-60 đều cần biết - Ảnh 1.
Hiện tại, tôi nhận thấy có 2 cách tốt để giúp phát hiện ra khả năng của bản thân. 
 
Cách đầu tiên là hãy đầu tư vào những bài kiểm tra đánh giá tính cách, hành vi để có những gợi ý nhất định về việc bản thân bạn mạnh về điều gì. Mình đã làm các bài test tính cách như Big Five IPIP, MBTI, Nielsen, v.v. 
 
Nhưng theo đánh giá của tôi thì các bài kiểm tra này cho ra kết quả chung chung và chỉ miêu tả toàn diện về cá nhân, không gợi ý cụ thể được thiên hướng của họ là gì. Cho đến thời điểm hiện tại thì tôi vẫn thấy Gallup đưa ra kết quả mình tự nhìn lại đánh giá và ứng dụng cho sau này được. Tuy nhiên, bài kiểm tra chỉ giúp gợi ý. Nếu bạn muốn khai thác kết quả tốt, bạn sẽ cần tới một Người Huấn Luyện - Coach chuyên về bài kiểm tra đó (ví dụ MBTI và Gallup đều có khóa đào tạo và cấp chứng chỉ cho những cá nhân muốn trở thành Coach cho các bài kiểm tra này). Chỉ những người Coach được đào tạo để sử dụng kết quả đánh giá của các bài kiểm tra này mới giúp bạn phân tích được tường tận nhất các kết quả và giúp bạn định hướng phát huy những yếu tố đó ra sao.
 
Cách thứ 2 đó là hỏi hết tất cả những người bạn quen biết trong công việc và trong mối quan hệ cá nhân về nhận xét của họ về bạn là gì. Ngày xưa tôi có hỏi mọi người một câu chung là "Bạn sẽ tìm đến tôi cho việc gì/khi cần điều gì/để làm gì/v.v?". Câu trả lời mình có được khi đó là để tìm lời khuyên, tìm sự phân tích bao quát, v.v Và nó khá giống với khả năng Relator/Strategic mà kết quả Gallup chỉ ra cho tôi. 
 
Lý do tôi chỉ hỏi rằng người khác đến với mình vì điều gì, cho mục đích gì là vì trong công việc, nhà tuyển dụng, khách hàng cũng chỉ tìm đến mình vì mình có giá trị với họ và giải quyết được khó khăn của họ, giúp họ phát triển được.
 
2 - Kiến Thức
 
Một trong những lời phàn nàn tôi nghe nhiều nhất, và bản thân ngày xưa cũng không ít lần thốt ra, đó là "Học đại học ra không dùng được!". Nhưng sự thật có đúng là vậy hay không? Tôi nhận thấy, nhận xét này thiếu rất nhiều cơ sở để xác định tính đúng đắn của nó:
 
- Thiếu hoàn cảnh xét đến đó là ở Việt Nam, công tác định hướng sự nghiệp chưa được thực hiện (hoặc có cũng không bài bản, theo hệ thống một cách khoa học). Cho nên, khi vào đại học, chúng ta chỉ chọn theo sở thích hoặc theo xu hướng ở thời điểm đó. Hiển nhiên, nếu không xuất phát từ một kế hoạch có lộ trình, mục tiêu thì những lựa chọn cũng sẽ không khôn ngoan và hợp lý theo.
 
- Bản chất của việc học là để tích lũy kiến thức. Hình thức đào tạo - Training là để cung cấp thông tin và kiến thức. Nặng về lý thuyết và ít cơ hội để ứng dụng trong quá trình học tập. Cho nên, sau khi học xong đại học, chúng ta ai cũng nghĩ rằng mình phải có đủ khả năng giải quyết công việc. Nhưng khi bước chân vào công việc đầu tiên, chúng ta cảm thấy như chưa bao giờ được học gì cả và phải học lại từ đầu mọi thứ. Thật ra, nếu làm công việc theo chuyên ngành học, bạn sẽ có nền tảng kiến thức để ứng dụng vào công việc và thực hành dựa trên đó. Nhưng nếu làm việc trái ngành, thì công tác Re-training (đào tạo lại) là việc hiển nhiên.
 
Có thể nói, Kiến Thức là điều kiện cần khi thực hiện công việc nào đó. Và cần rất nhiều lần áp dụng kiến thức đó - trải nghiệm, để rút ra được kinh nghiệm cho riêng mình. Mặt khác, kiến thức có thể được tích lũy bằng rất nhiều cách: đọc sách, theo học các chương trình - khóa học nào đó, cập nhật tin tức, nghiên cứu tài liệu trên mạng, trao đổi với nhiều người khác nhau, v.v... Bạn có thể đọc sách về kỹ thuật cắt tóc nhưng không có nghĩa bạn có kỹ năng cắt tóc. Hãy áp dụng kiến thức - thông tin của mình nhiều lần, quan sát, đánh giá, rút kinh nghiệm từng chút một để thật sự phát triển, hình thành được kỹ năng cụ thể.
 
Mô hình 4K trong định hướng phát triển bản thân khi đi làm: Dù chỉ mới đôi mươi hay đã U50-60 đều cần biết - Ảnh 2.
Một điểm khác tôi muốn nói đến ở đây đó là bạn không cần thiết phải cảm thấy là "người ngoại đạo" nếu muốn theo đuổi một ngành nghề nào khác. Bạn không nhất thiết phải học thêm một bằng đại học nào đó để có thể chuyển ngành. Dù cho bạn có học kỹ thuật điện tử, nhưng muốn làm biên tập viên tòa soạn thì hãy cứ nghiên cứu lộ trình để trở thành biên tập viên yêu cầu bạn những loại kiến thức, kỹ năng gì. Và xác định cách để bạn đào tạo lại hiểu biết của mình nhanh nhất để có thể "rẽ hướng" thành công.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong