3 kiểu ứng viên thường gặp khi đi xin việc - phần 2
1. Giới thiệu bản thân: Họ tên + tuổi + học vấn + kinh nghiệm làm việc. Ba điểm đầu tiên nên trình bày ngắn gọn.
Về kinh nghiệm làm việc có thể dài hơn nhưng đúng trọng tâm, thực tế. Đừng khoác loác, tự tin thái quá!
2. Lý do nghỉ việc: Tùy tình huống nhưng nhất định không được nói xấu công ty cũ.
3. Lý do vào công ty: Tìm hiểu về công ty đang ứng tuyển, nếu không biết gì về công ty của họ thì bạn đã mất điểm.
Nên nêu điểm mạnh, yếu của công ty, đó là điều bạn cần học hỏi, đồng thời là môi trường giúp mỗi nhân viên phát huy được khả năng của mình.
4. Mức lương mong muốn: Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức lương luôn. Nếu không hãy trả lời họ: "Em muốn mức lương được trả theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".
Quan trọng là bạn phải tự tin, nói năng rõ ràng, mạch lạc.Tác phong khi phỏng vấn: ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng hướng nhà tuyển dụng, tay để lên bàn hoặc phía trước nếu không có bàn.
Khi trả lời phỏng vấn, không nên nói lí nhí, ấp úng. Khi trình bày nên kết hợp diễn đạt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể (Ảnh minh họa)
Diễn giả Đặng Tuấn Tiến cho biết, thông qua bài viết của mình, anh muốn nhắn nhủ đến các bạn sinh viên và bạn trẻ khi tìm việc, ngoài hai yếu tố tiên quyết gồm kỹ năng và kiến thức, thì một điều quan trọng nhất, không thể không nhắc đến chính là thái độ.
Thái độ thể hiện qua cách ứng viên giao tiếp, đối nhân xử thế và ý thức tìm hiểu kỹ thông tin về công ty trước khi đi phỏng vấn và điều mà nhà tuyển dụng rất để ý.
Đặng Tuấn Tiến thẳng thắn chia sẻ: "Cái cơ bản đầu tiên khi bạn muốn đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là bạn phải xác định được giá trị bản thân mình cái đã.
Bạn phải biết mình làm được gì, đóng góp được gì cho công ty rồi mới có thể tự tin thỏa thuận lương. Lương mà thấp quá, thì bạn thiệt thòi, làm không bền.
Nhưng lương cao vượt khả năng của bạn, thì có khi chính bạn áp lực vì không đáp ứng được yêu cầu của công ty, thì bạn cũng tự "out" thôi".
Cũng theo diễn giả trẻ thì qua khoảng thời gian dài tiếp xúc với các sinh viên, tân cử nhân các trường đại học, anh nhận thấy ưu điểm của những người trẻ ngày hôm nay là sự chủ động, tự tin rất cao. Ngoài ra, trong thời đại thế giới phẳng hiện nay, các bạn trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm dễ dàng hơn rất nhiều so với ngày trước, vì có rất nhiều trang web tuyển dụng ra đời, cung cấp nhiều cơ hội.
Tuy nhiên, hạn chế ở số đông các sinh viên là ngoại ngữ chưa thực sự tốt (học tiếng Anh nhưng không giao tiếp tốt được), thiếu kĩ năng mềm, thái độ, cách hành xử chưa chuyên nghiệp: tự tin thái quá, tâm lý đứng núi này trông núi nọ, nhảy việc nhiều hoặc ngược lại, một bộ phận lại quá rụt rè, nhút nhát…
3 kiểu ứng viên thường gặp khi đi xin việc và kinh nghiệm mà sinh viên nào cũng nên đọc - Ảnh 5.
Khi vừa ra trường, Tuấn Tiến cũng là chàng tân cử nhân thiếu kỹ năng, kinh nghiệm và mang tật nói lắp.
6 năm từ ngày tốt nghiệp, từ một người thiếu kinh nghiệm, Tuấn Tiến đã trở thành diễn giả, đặt chân qua 40 trường học khác nhau, tổ chức hàng trăm hội thảo nhằm hỗ trợ các sinh viên xây dựng hồ sơ hoàn hảo, chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp, nâng cao tỷ lệ trúng tuyển khi tìm việc; huấn luyện và chia sẻ các kỹ năng mềm cơ bản như thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm và viết CV.
Từ câu chuyện của mình, Đặng Tuấn Tiến còn muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ rằng hãy mạnh dạn thực hiện ước mơ của mình: "Khởi đầu một nghề nghiệp mà bạn đam mê là con đường nhanh nhất để bạn trải nghiệm và trưởng thành".
|