banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 17/12/2018, 03:20 PM
Chủ đề này đã có 414 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc - Bài cuối: Đi tìm giải pháp hiệu quả
Thông tin mua bán Liên Hệ:
Bắt đầu từ năm 1992, hai nước đã hợp tác thực hiện Chương trình tu nghiệp sinh và từ năm 2004 là Chương trình đưa người lao động Việt Nam sang làm việc theo Luật Cấp phép việc làm (gọi tắt là chương trình EPS).
 
Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho đến nay đã có trên 100.000 lượt lao động Việt Nam được đưa sang làm việc tại xứ sở kim chi trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc.
 
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, do nhiều nguyên nhân, tình trạng người lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước mà ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc diễn biến ngày càng phức tạp. Việc này đã ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh chung của người lao động Việt Nam, hình ảnh chung của Việt Nam và đặc biệt là tác động bất lợi đến việc duy trì ổn định và phát triển thị phần lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
 
Theo đánh giá của các chủ lao động và các nhà quản lý lao động của Hàn Quốc, người lao động Việt Nam đã hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sinh hoạt-làm việc mới, cần cù, thông minh, chịu khó, tay nghề cao, góp phần đáp ứng một phần thiếu hụt nhân lực cũng như vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước bạn.
 
Sếp của bạn có thói quen hay quên, phải ứng xử như thế nào cho hợp lý, đọc thêm  http://songkhoe.vn/5-cach-ung-xu-thong-minh-voi-sep-hay-quen-s2953-0-579742.html
 
 
Chia sẻ với chúng tôi bên lề cuộc gặp mặt, tư vấn pháp luật và vận động người lao động Việt Nam về nước đúng thời hạn được tổ chức mới đây tại thành phố Gimhae, miền Tây Nam Hàn Quốc, ông Shin Chi-soo, Phó phòng Hỗ trợ tuyển dụng người lao động nước ngoài, Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc, chi nhánh Busan, hồ hởi nói: “Các chủ lao động Hàn Quốc đánh giá rất cao người lao động Việt Nam. Họ không những chăm chỉ, cần cù mà còn có lòng tự tôn dân tộc rất cao nên khi được giao công việc thì có tinh thần trách nhiệm, hết sức để hoàn thành”.
 
Đồng tình với đánh giá trên, khi lý giải vì sao các chủ lao động Hàn Quốc lại thích tuyển lao động Việt Nam sang làm việc, bà Chun Jung Hee, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Lao động nước ngoài của thành phố Gimhae còn cho rằng đa số lao động Việt Nam thông minh, có đầu óc nhanh nhạy nên học việc rất nhanh.
 
Mặc dù được đánh giá cao như vậy, song thực tế cho thấy điều đó không có nghĩa là việc đưa người lao động nước ta sang Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ thuận lợi, mà thậm chí còn gặp rào cản lớn nếu tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại đây không giảm.
 
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện Hàn Quốc đang tạm dừng tuyển lao động từ 49 quận, huyện của ta do những địa phương này có nhiều lao động không về nước khi hết hợp đồng với các chủ lao động Hàn Quốc. Nhiều người tại các địa phương này đã bỏ từ vài triệu, thậm chí cả chục triệu đồng cho các khóa học tiếng Hàn,“mòn mỏi” đợi chờ trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể thực hiện được ước mơ đi sang Hàn Quốc làm việc.
 
Trước đó, từ đầu tháng 8/2012 đến 31/12/2013, phía Hàn Quốc còn tạm dừng thực hiện thỏa thuận phái cử lao động Việt Nam sang Hàn Quốc và không tổ chức mới các kỳ thi tiếng Hàn. Việc Chính phủ Hàn Quốc có phản ứng mạnh như vậy là do sức ép từ phe đối lập khi tỷ lệ thất nghiệp trong người dân nước này hiện vẫn còn cao và tình trạng lao động bất hợp pháp gây lộn xộn trong xã hội nước này.
 
Để giải quyết vấn đề, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu lao động Việt Nam sang xứ sở kim chi, kể từ khi xảy ra tình trạng lao động bỏ trốn, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động tư vấn pháp luật, tuyên truyền vận động lao động về nước đúng hạn.
 
Tại cuộc gặp các lao động Việt Nam tại Kimhae, ông Đặng Sĩ Dũng, đại diện cơ quan quản lý lao động của Việt Nam, đã kêu gọi anh chị em lao động Việt Nam tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn khi hết hợp đồng để có cơ hội trở lại đây làm việc hợp pháp với công việc và thu nhập tốt.
 
“Đối với những lao động đang cư trú, làm việc quá thời hạn tại Hàn Quốc, các bạn hãy tự nguyện về nước để được hưởng các chính sách ân hạn của Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam”, ông Đặng Sĩ Dũng nhấn mạnh.
 
Theo ông, trong thời gian tới, phía Việt Nam cũng như phía Hàn Quốc cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người lao động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình khi kết thúc hợp đồng thì phải về nước.
 
“Từ nay cho đến ngày 31/3/2019, theo thông báo của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, người lao động bất hợp pháp nếu tự nguyện về nước sẽ có cơ hội quay trở lại đây lao động theo hợp đồng mới mà không bị cấm nhập cảnh nữa”, ông Dũng nhắn gửi.
 
Bên cạnh biện pháp tích cực tuyên truyền tới người lao động, tác động tới gia đình có con em đang sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc động viên con em trở về, để siết chặt tình trạng lao động “chui” tại Hàn Quốc, một số nhà quản lý lao động cho rằng cần kéo dài quy định hay thậm chí nâng mức ký quỹ 100 triệu đồng đối với lao động, đồng thời không trả tiền ký quỹ đối với các lao động bỏ hợp đồng.
 
Ngoài ra, còn có nhiều giải pháp khả thi khác như giúp các lao động về nước được trở lại Hàn Quốc làm việc hoặc có công việc tốt ở quê hương. Những giải pháp này được nhiều lao động Việt Nam, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, tại đây đồng tình.
 
Khi tiếp xúc với chúng tôi, họ đều bày tỏ mong muốn được phía Hàn Quốc có chính sách tuyển dụng lại và ưu tiên tuyển các lao động có kinh nghiệm sống và làm việc trên đất Hàn, tiếng Hàn tốt. Em Trần Văn Ph, lao động bất hợp pháp, chia sẻ với chúng tôi: “Em dự định và khuyên các bạn đang lao động bất hợp pháp như em về nước trong đợt ân xá này. Qua đây, em cũng bày tỏ mong muốn và hy vọng được phía Hàn Quốc và Việt Nam tạo cơ hội cho bọn em được trở lại Hàn Quốc làm việc”.
 
Khác với Ph, vợ chồng anh Huấn, những người nhiều tuổi hơn, lại mong muốn khi về nước, được các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp địa phương tuyển dụng. “Chúng tôi mong muốn khi về nước sẽ có việc làm để ổn định cuộc sống gia đình, có tiền nuôi các con ăn học ở quê hương mình”, vợ chồng anh Huấn cho biết.
 
Và cuối cùng, song có lẽ mang tính then chốt, đó là cần sự hợp tác của một số chủ sử dụng lao động Hàn Quốc, những người qua tìm hiểu của chúng tôi, vì các lợi ích trước mắt thích và sẵn sàng thuê lao động Việt Nam bỏ trốn mặc dù biết rằng việc này là phạm pháp.
 
Em Nguyễn Văn Sáng, lao động Việt Nam tại tỉnh Gyeonggi, giải thích: “Khi thuê lao động bất hợp pháp, chủ lao động Hàn sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất vì họ không phải nộp thuế, không phải nộp tiền bảo hiểm cho người lao động, không mất chi phí hay công đào tạo. Thứ nữa là họ có thể thỏa thuận mức lương với người lao động mà không phải trả theo mức mà Chính phủ Hàn Quốc quy định”.
 
Sáng cho biết thêm các chủ sử dụng lao động bất hợp pháp thường lập xưởng hay bố trí “nơi ăn chốn ở” cho các lao động ở những vị trí “khuất” như dưới tầng hầm, những nơi hẻo lánh nên họ né tránh được sự truy quét của lực lượng chức năng còn “tương đối mỏng” của Hàn Quốc.
 
Cơ quan quản lý lao động của Hàn Quốc cũng nên xem xét chế tài xử phạt nặng hơn các chủ sử dụng lao động bất hợp pháp.
 
Vấn đề lao động Việt Nam bất hợp pháp ở Hàn Quốc đã tồn tại từ lâu và sẽ ngày càng gia tăng, nhất là khi tiền lương của người lao động sẽ tiếp tục tăng kể từ đầu năm tới theo quy định của Chính phủ Hàn Quốc.
 
Hàn Quốc hiện vẫn rất cần nhiều lao động nước ngoài, đặc biệt là các lao động Việt Nam, nhất là trong một số ngành nghề mà các lao động của ta có lợi thế. Triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam sang xứ sở kim chi là rất sáng sủa nếu chúng ta cùng bạn tìm ra và thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp hợp lý.         
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong