Bạn đã từng tự hỏi tại sao đồng nghiệp không ưa mình chưa? Mỗi người trong chúng ta ít hay nhiều cũng đều có một vài thói quen hay tật xấu khiến người khác không thuận mắt hay không thoải mái, chẳng hạn như mùi trên cơ thể, cách ăn mặc hoặc nói chuyện quá nhỏ. Nếu bạn vẫn chưa có câu trả lời, hãy đọc bài viết này của chúng tôi để tìm ra lý do và cách khắc phục nhé.
Đồng nghiệp không thích mình, thậm chí là tỏ ra thờ ơ hoặc khó chịu, chẳng ai muốn điều đó xảy ra cả. Nguyên cớ là ở bạn hay vì lý do nào khác? Dưới đây là 5 nguyên nhân đồng nghiệp không thích bạn và cách xử lý.
Những lý do bạn cần lưu ý để sự nghiệp bạn đi đúng hướng, xem ngay [url=http://newsen.org/5-li-do-chan-that-quan-trong-voi-su-nghiep-cua-ban-213183.html]http://newsen.org/5-li-do-chan-that-quan-trong-voi-su-nghiep-cua-ban-213183.html[/url]
1. Từ phía đồng nghiệp
Trong môi trường làm việc hiện đại, vẫn còn có những nhân viên mà ít nhiều hành động của họ vẫn giống như khi còn đi học. Họ tụ tập, tán gẫu và nhạo báng, nói xấu ai họ không thích hoặc không thích họ. Chấp nhận là bước đầu tiên bạn cần làm, nhất là khi mới vào công ty. Chấp nhận sự thật không phải mọi người đều thích bạn và bạn cũng không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Một số người sẽ cư xử vô lý, thiếu nhã nhặn với bạn. Đừng quan tâm quá nhiều đó được coi là cách đối phó với đồng nghiệp thô lỗ, bạn không cần quá quan tâm chỉ cần làm tốt công việc của mình là được.
2. Luôn cho mình là đúng
Nếu một, hai người không ưa bạn thì có thể do bất đồng về tính cách hoặc quan điểm, nhưng nếu tất cả đồng nghiệp đều quay lưng với mình thì hãy xem lại bản thân. Có thể bạn là người quá cứng đầu, bướng bỉnh và không chịu tiếp thu ý kiến của người khác. Nếu bạn thấy mọi người liên tục phản đối ý kiến của bạn, đừng vội coi đây là do mọi người có thành kiến với mình. Tốt nhất bạn nên lắng nghe quan điểm và góp ý của người khác, xem xét lại vấn đề thay vì sỗ sàng đáp lại họ. Thật khó để nhận mình sai nhưng bạn sẽ không cải thiện được tình hình nếu cứ luôn cho mình là đúng.
3. Quá im lặng
Bạn luôn im lặng và đợi người khác chủ động nói chuyện với mình, vì thế bạn chỉ chăm chăm làm việc và hết giờ thì im lặng ra về. Đừng chờ đợi người khác bắt chuyện với mình, hãy chủ động chào hỏi và trò chuyện với đồng nghiệp trong những lúc giải lao, nhất là khi bạn là nhân viên mới. Mỉm cười và thân thiện với người khác, bạn sẽ được đón nhận nhanh thôi. Chẳng ai lại muốn ghét người luôn tươi cười, tôn trọng và quan tâm đến họ cả. Tìm ra điểm chung để thiết lập mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ khiến thời gian làm việc của bạn tuyệt vời hơn bạn nghĩ.
4. Ăn cắp vặt
Nếu bạn có thói quen xấu này thì cần bỏ ngay nếu không muốn bị tẩy chay tại nơi làm việc. Chẳng ai muốn phải làm việc chung với người lúc nào cũng táy máy tay chân. Nghiêm trọng hơn là hành vi ăn cắp ý tưởng của người khác. Nếu bạn không từ bỏ, nếu ngày nào đó trong phòng mất tiền, mất tài liệu, bất kể có phải bạn lấy hay không, đừng trách mọi người lại đổ lỗi cho bạn.
5. Ngồi lê đôi mách
Nếu chỉ dừng lại ở những cuộc trò chuyện trong giờ giải lao về tin tức, sở thích, thói quen hay gia đình sẽ giúp bạn thân thiết với đồng nghiệp hơn. Nhưng nếu đi quá giới hạn, chủ đề lại xoay quanh vấn đề riêng tư của người khác, thậm chí là nói xấu, xuyên tạc, chê bai người này người kia lại là chuyện hoàn toàn khác. Đây là hành vi đi ngược lại văn hóa nơi công sở và làm mất uy tin của chính bản thân mình, bạn cần nên chủ động tìm cách trị đồng nghiệp xấu tính nơi công sở, nếu bạn quá hiền đồng nghiệp của bạn sẽ lấn át, và đươc đà sẽ bắt nạt bạn nhiều hơn
Nếu muốn tạo ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và hòa nhập với họ, hãy đừng để bản thân vướng vào những thói quen và tính xấu ở trên. Nếu bạn mắc ít nhất một thói xấu này nên nhanh chóng sửa đổi để có một môi trường làm việc hiện đại và văn minh. Nhưng bạn không cần cố làm hài lòng tất cả mọi người hay thay đổi cá tính của bản thân mình nếu điều đó không làm ảnh hưởng đến người khác.
Nguồn: [url=http://cafef.vn/]http://cafef.vn/[/url]