banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 24/01/2019, 03:48 PM
Chủ đề này đã có 403 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Làm quản lý, nên tránh những lỗi này ra
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Chúc mừng bạn đã thuận lợi thăng tiến và đứng vào hàng ngũ lãnh đạo, quản lý! Giờ là lúc công việc khó khăn với bạn bắt đầu. Trước khi khả năng lãnh đạo, quản lý của bạn chèo chống công ty tiếp tục phát triển, hãy kiểm tra xem bạn có mắc phải 6 hạn chế này không. Phát hiện điểm yếu càng sớm sẽ càng giúp bạn tránh được rủi ro phát sinh vấn đề.
 
Bạn mới đươc thăng chức lên quản lý và không có nhiều kinh nghiệm trong vai trò này? Dưới đây là 6 điểm yếu có thể cản trở thành công của bạn ở vị trí mới mà chúng tôi.vn muốn chia sẻ tới bạn, cùng theo dõi nhé.
 
1. Làm việc quá sức
 
Trong môi trường làm việc hiện đại, việc duy trì liên lạc với nhân viên là điều quan trọng. Bạn mở điện thoại hay thiết bị di động khác 24/24 để liên lạc với nhân viên và khách hàng bất cứ lúc nào, vai trò lãnh đạo đòi hỏi bạn cần làm việc ở bên ngoài văn phòng, sau giờ làm việc hay đi công tác. Nhân viên lựa chọn học theo gương bạn và nhanh chóng kiệt sức và nghỉ việc. Dù bạn có là quản lý thì cũng đừng làm việc như thể liều mạng, nhưng thể mai là ngày tận thế và bạn chỉ còn một ngày để đi làm.
 
Rõ ràng là với vai trò quản lý, trách nhiệm của bạn sẽ nặng nề hơn rất nhiều khi còn là nhân viên, nhưng hãy đảm bảo cân bằng giữa cuộc sống và công việc, giành cho mình những giây phút thư giãn và riêng tư. Khuyến khích cả nhóm làm xong việc trong giờ làm thay vì làm thêm giờ hay mang việc về nhà.
 
Bạn bỡ ngỡ ngay ngày đầu tiên đi làm, làm sao vượt qua cảm giác sợ hãi này, đọc ngay  https://news.zing.vn/5-meo-nho-giup-ban-vuot-qua-ngay-lam-viec-dau-tien-post903721.html
 
2. Không tin tưởng nhân viên
 
Ở vai trò lãnh đạo, thay vì ôm đồm quá nhiều việc vào mình, bạn nên học cách tin tưởng và trao quyền hợp lệ cho nhân viên thực hiện công việc của họ. Nếu quản lý quá nhiều việc nhỏ nhặt, bạn dễ dàng bị quá tải và mệt mỏi vì làm việc quá sức. Không trao niềm tin cho nhân viên bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tìm ra trợ thủ đắc lực và nhân tài cho các lĩnh vực chuyên môn trong nhóm, đồng thời cũng khiến họ cảm thấy không được xem trọng, làm giảm đi động lực làm việc và đóng góp cho công ty.
 
3. Muốn nhân viên yêu quý mình
 
Một số nhà lãnh đạo muốn được nhân viên yêu quý, nhưng trong môi trường công sở điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhất là khi quản lý người khác và đưa là quyết định cuối cùng cho mọi hành động của nhóm. Một số hoặc rất nhiều người không đồng ý với quyết định bạn đưa ra.
 
Thay vì cố gằng làm hài lòng nhân viên, tốt nhất bạn nên hành động phù với chính sách phát triển của công ty và đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích cá nhân. Khi quyết định bạn đưa ra không được nhân viên ủng hộ, hãy chắc chắn rằng bạn truyền đạt cho cả nhóm biết điều gì đang diễn ra và tại sạo bạn cần lựa chọn như vậy. Đưa ra bằng chứng hay căn cứ nếu có. Dù bạn đang làm quản lý ở bất kỳ một lĩnh vực chuyên môn nào từ trưởng phòng kinh doanh, kế toán trưởng, trưởng phòng hành chính nhân sự, Giám sát kho hay trợ lý giám đốc, để quá trình quản lý được hiệu quả, chắc chắn bản thân mỗi chúng ta cần phải có kỹ năng, chuyên môn, chuyên môn phải được củng cố liên tục, như vậy trong quá trình quản lý mới đạt hiệu quả tốt nhất.
 
 
4. Thái độ trì trệ
 
Sự trì trệ có thể khiến vị trí lãnh đạo của bạn lung lay do thiếu đổi mới, phát triển và gia tăng lợi nhuận. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Để thay đổi, tốt nhất bạn nên lắng nghe ý kiến của nhân viên cũng như góp ý từ phía khác hàng. Nếu ý tưởng có giá trị, cố gắng thực thi để xem kết quả thay đổi ra sao.
 
5. Nói một đằng làm một nẻo
 
Nếu bạn muốn nhân viên tôn trọng quyết định của mình, bạn cần tuân theo quy tắc do chính mình đặt ra. Là quản lý công ty, bạn cần trở thành một tấm gương với phong cách lãnh đạo của mình, cho nhân viên thây bạn sẵn sàng làm việc siêng năng như bất kỳ ai khác. Không nên có tâm lý "làm theo những gì tôi nói, không làm theo những gì tôi làm".
 
6. Không cần hỗ trợ
 
Quản lý thì cũng là người và đôi khi bạn cần người khác hỗ trợ. Bộ óc của bạn không phải làm từ thép, cũng có lúc mệt mỏi, cũng có lúc trì trệ, những lúc đó bạn cần đến sự hỗ trợ của cố vấn để đưa ra lời tư vấn hữu ích. Khi cần, hãy yêu cầu nhân viên trợ giúp để hoàn thành dự án. Đừng ngần ngại cho cấp trên biết bạn cần tuyển thêm nhân viên hoặc thêm giám sát viên.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong