5 kẻ thù của CV dễ khiến bạn đánh mất cơ hội phỏng vấn
Thông thường, nhà tuyển dụng dành 5-7 giây cho một CV. Đây cũng là 5-7 giây “sống còn”, quyết định bạn có được đi tiếp đến vòng phỏng vấn hay không.
Đọc ngay bài viết này để biết:
5 kẻ thù nguy hiểm nhất của CV là gì?
Cách khắc phục để nhận được nhiều cuộc phỏng vấn hơn.
Mẫu CV chất do ITviec đề xuất. Bạn có thể tải về và dùng ngay.
Xem hàng trăm việc làm Developer chất trên ITviec
Kẻ thù thứ 1: những lời sáo rỗng tại phần “Giới thiệu”
Những lời sáo rỗng không chứng minh được giá trị của bạn với nhà tuyển dụng. Họ cảm thấy phí thời gian vì ai cũng có thể viết một đoạn “giới thiệu” như sau:
Tôi là người năng nổ, tham vọng, có trách nhiệm cao với mọi nhiệm vụ được giao, mọi vị trí công việc đảm nhiệm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT và quản lý, tôi có khả năng tuyệt vời trong việc hợp tác với đồng nghiệp để đạt được các mục tiêu công việc.
Sự thật là:
Trong phần “giới thiệu” này, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm: bạn có những kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không, thể hiện qua ví dụ về kinh nghiệm làm việc của bạn
Kẻ thù thứ 2: một bức ảnh cá nhân nhăn nhó
Không ai muốn tuyển một nhân viên với khuôn mặt nhăn nhó khó chịu.
Bỏ thời gian đến tiệm chụp hình, tươi cười trước ống kính để tạo một bức ảnh thiện cảm sẽ là sự đầu tư xứng đáng.
Kẻ thù thứ 3: viết CV bằng tiếng Việt
(dù đang ứng tuyển cho một vị trí đòi hỏi kĩ năng ngoại ngữ)
Nhìn chung, các công ty tuyển dụng thông qua ITviec đều nhấn mạnh rằng, tiếng Anh là một trong những kĩ năng quan trọng mà họ tìm kiếm.
Vì vậy, nếu đang ứng tuyển vào một vị trí đòi hỏi phải có tiếng Anh, thì đừng chỉ nói suông “tôi giỏi Anh văn lắm!” Hãy chứng tỏ cho họ thấy điều đó bằng chính CV tiếng Anh “chất” của bạn.
Kẻ thù thứ 4: liệt kê mọi kinh nghiệm không liên quan trong CV
Đúng là mọi kinh nghiệm bạn tích lũy được đều phải trả giá bằng mồ hôi, công sức, thời gian. Đối với bạn, chúng quý giá như nhau.
Song, nhà tuyển dụng chưa chắc nghĩ vậy. Họ chỉ cần tìm đúng thứ họ muốn mua.
Sẽ không có nhà tuyển dụng nào chịu bỏ thời gian để đãi cát tìm vàng trong hàng tấn thông tin rối rắm bạn đã nhồi nhét vào CV đâu.
Tốt hơn hết, bạn hãy chỉ tập trung thể hiện những kinh nghiệm/kĩ năng thỏa mãn chính xác yêu cầu tuyển dụng của họ.
Kẻ thù thứ 5: trình bày phần kinh nghiệm – thành tựu chung chung, lộn xộn
Nhà tuyển dụng thường xuyên đọc được những câu như:
2009 – 2012: Công ty XXX, vị trí Tech Lead
Với cương vị technical leader của team, tôi đảm nhiệm những công việc khó nhất, đồng thời hướng dẫn các thành viên khác về cả chuyên môn lẫn kĩ năng mềm.
2012 – 2014: Công ty YYY, vị trí Project Manager
Tôi đã làm việc với nhân viên trên rất nhiều dự án về Android/iOS/Java…
Hừm… Nhưng chính xác thì bạn đã làm gì trong “những công việc khó nhất”? Bạn đã hướng dẫn “cả chuyên môn và kĩ năng mềm” gì cho thành viên trong team?
Cho nên:
Hãy trình bày theo thứ tự từ những kinh nghiệm mới nhất, cho đến cũ hơn.
Chỉ đề cập những kinh nghiệm liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Hãy đưa ra dẫn chứng để tạo được sự tin tưởng ở nhà tuyển dụng.
Để đối phó 5 kẻ thù trên, ITviec xin gửi đến bạn 2 mẫu CV “chất” với những phần nội dung cần thiết.
Bạn chỉ cần download về, điền thêm một số thông tin như gợi ý, là có thể dùng ngay.
|