Những điều nên và không nên khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Hầu hết các nhà tuyển dụng coi toàn bộ quá trình ứng tuyển và phỏng vấn là một giai đoạn tập sự cho công việc. Bạn sẽ được quan sáng và đánh giá (và chắc chắn bạn cũng có thể quan sát cách làm việc của nhà tuyển dụng như thế nào).
Từ chất lượng của hồ sơ ứng tuyển của bạn, cách thức bạn thể hiện với nhân viên tiếp tân, cách ăn mặc và các bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc,.. – toàn bộ quá trình này sẽ cho bạn một cơ hội để cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn tiếp cận với công việc như thế nào.
Những điều nên và không nên khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụngNhững điều nên và không nên khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Để cho thấy bạn quan tâm đến công việc ra sao
Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc bằng cách hỏi những câu hỏi về công việc đó và về các tổ chức (tuy nhiên bạn không nên hỏi về tiền lương hay quyền lợi trong vòng phỏng vấn xin việc đầu tiên). Các nhà tuyển dụng thường có nhiều ứng viên để lựa chọn cho vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, do đó họ sẽ chú ý nhiều hơn đến những ứng viên nào thực sự quan tâm đến quá trình làm việc tại công ty và cả công việc đang ứng tuyển nữa.
Để xác định xem bạn có thực sự muốn làm việc ở đây hay không
Xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân của nhiều ứng viên, bạn rất dễ rơi vào việc mong muốn trở thành ứng viên sáng giá nhất mà quên mất việc tìm hiểu bạn có thực sự mong muốn làm việc ở đó hay không.
Bạn cần mẫu hồ sơ xin việc, click vào link https://vietcv.io/ để tạo cv xin việc ngay nhé.
Nếu bạn đã có câu hỏi rõ ràng, dựa trên những sự chuẩn bị của bản thân và những mô tả công việc sẵn có, bạn có thể có thêm những câu hỏi mới và muốn có được câu trả lời. Quá trình hỏi và trả lời trong suốt buổi phỏng vấn xin việc có thể là được khởi mào và có nhiều điều thú vị bắt đầu từ những gì trao đổi.
Kỹ năng phỏng vấn xin việc: Ứng viên nên hỏi gì?
Thông qua bản mô tả vị trí đăng trên thông tin tuyển dụng, hãy tìm hiểu bằng cách ĐẶT CÂU HỎI trong khi phỏng vấn. Hầu như các bản mô tả vị trí công việc của nhà tuyển dụng cung cấp cho ứng viên đều THIẾU rất nhiều thông tin quan trọng – do sơ ý và cũng do cố tình. Một bản mô tả vị trí công việc đầy đủ phải gồm 3 nội dung:
Nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện hàng ngày, định kỳ hàng tuần/tháng/quí/…
Công cụ và phương tiện hỗ trợ trực tiếp cho người làm hoàn thành các nhiệm vụ trên.
Người giám sát trực tiếp và các cộng sự cùng thực hiện với mình để hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả.
Nội dung số 1 thường được công khai trên thông báo tuyển dụng, 2 nội dung sau hoặc có hoặc không, nhưng rất sơ sài. Tuy nhiên, đó chính là thông tin cho ta biết mức lương và phụ cấp có xứng đáng với mức độ áp lực trách nhiệm đè lên ta hay không. Vậy hãy tận dụng cơ hội phỏng vấn để làm rõ nội dung 2 và 3. Điều này giúp ta và nhà tuyển dụng đi đến một thỏa thuận công bằng, tránh cho ta những bực bội hoặc thiệt thòi sau này. Đặt câu hỏi phỏng vấn xin việc trọng tâm vào 2 nội dung này cũng là ngầm nói với nhà tuyển dụng “Đấy, anh/chị đã hứa với em như thế, anh/chị phải giữ lời nhé.”
Một số câu hỏi gợi ý cụ thể là :
Vị trí này em được sử dụng các công cụ gì? Phần mềm chuyên môn có không?…
Vị trí này em có thường xuyên phải di chuyển, tần suất bao nhiêu /ngày, /tuần, /tháng ?
Phương tiện di chuyển: Tự túc hay do công ty lo? Bằng xe, tàu, máy bay,…?
Có thường đi công tác xa? Khi đi xa có được phụ cấp ăn, ngủ? Tiêu chuẩn bao nhiêu /ngày?
Vị trí này có thường xuyên phải sử dụng điện thoại di dộng? Có phụ cấp chi phí này? Bao nhiêu?
Có thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ? Hàng ngày? Hàng tuần? Trễ nhất đến mấy giờ? Có phụ cấp không?
Em sẽ cùng cộng tác với bao nhiêu người để thực hiện việc này?…
Một chi tiết không nên bỏ qua : khi nhà tuyển dụng phỏng vấn ta, họ luôn có cuốn sổ bên cạnh và ghi chép lại những thông tin của ta. Vậy ứng viên cũng phải có cuốn sổ, ghi chép lại đầy đủ thông tin của nhà tuyển dụng. Mục đích của việc ghi chép là cho nhà tuyển dụng thấy “em sẽ không quên những điều anh hứa đâu nhé.“ Khi người phỏng vấn nhìn thấy ta ghi chép kỹ càng như thế, trong đầu họ nghĩ ngay “tay này không dễ để bị o ép đây!“ Họ sẽ có thái độ tôn trọng và sòng phẳng với ta.
Mở ngoặc chỗ này: Với dạng công ty gia đình theo kiểu cha làm giám đốc, mẹ là kế toán trưởng, con cháu làm nhân viên, thì có cố gắng bao nhiêu cũng là số 0. Vậy nếu bạn tự tin vào năng lực của mình thì đừng mất thêm thời gian ở những công ty dạng này. Nếu lỡ vào làm mới phát hiện ra thì sau thời gian thử việc, chủ động xin rút lui.
Cuối cùng, một câu hỏi của ứng viên khiến nhà tuyển dụng đánh giá là thông minh là: “Anh/Chị kỳ vọng NHẤT ở em điều gì?” Câu hỏi này CHỈ đặt ra khi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc trong không khí vui vẻ thỏa mãn giữa 2 bên, và có nhiều dấu hiệu hứa hẹn ta sẽ được tuyển vào. Nếu ta cảm thấy không hài lòng hay còn nghi hoặc với buổi phỏng vấn tuyển dụng thì đừng hỏi câu này. Mục đích đặt câu hỏi này là để “đầu tư cho tương lai” khi ta được nhận vào công ty.
Những câu hỏi cần tránh đặt ra trong buổi phỏng vấn xin việc
Công ty làm về lĩnh vực gì?
Bạn hỏi câu này thì cơ hội phỏng vấn việc làm thất bại của bạn càng cao. Có nghĩa là bạn đã không chuẩn bị bất cứ điều gì. Làm thế nào một nhà tuyển dụng có thể thuê một người không biết gì hoạt động công ty. Tìm hiểu công ty là một phần quan trọng. Bạn phải nắm rõ thông tin về tên công ty, ngành công nghiệp, sản phẩm / dịch vụ của mình, công việc bạn đang nộp đơn.
Tôi có được nhận không?
Hãy nhớ rằng người phỏng vấn không chỉ phỏng vấn bạn, họ vẫn còn nhiều các ứng viên khác đang chờ họ. Vì vậy, để đưa ra quyết định tuyển dụng tốt nhất, họ phải xem xét cẩn thận từng người. Bạn cảm thấy sốt ruột khi phải chờ đợi nhiều ngày cũng là điều dễ hiểu. Nhưng khi bạn hỏi người phỏng vấn như vậy, bạn tỏ ra không chuyên nghiệp và nóng nảy. Người phỏng vấn cảm thấy như bạn đang dồn ép họ. Do đó, không hỏi câu hỏi này khi bạn chưa ra khỏi phòng phỏng vấn xin việc.
Tôi sẽ phải làm việc thêm giờ hoặc ngày nghỉ cuối tuần?
Khi bạn hỏi câu hỏi liên quan đến giờ thêm công việc, đối với một số nhà tuyển dụng, đó là bình thường, nhưng đối với một số người, cách đó có thể ám chỉ rằng bạn muốn làm việc càng ít càng tốt và bạn chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ của bạn thôi, không muốn làm thêm nữa. Tại nơi làm việc, để hoàn thành công việc đúng thời hạn, bạn có thể phải làm ngoài giờ hoặc ngay cả ngày cuối tuần. Bạn nên hy sinh một chút thời gian của bạn cho công việc. Tuy nhiên, nỗ lực và đóng góp cho công ty của bạn luôn được nhìn nhận và đánh giá cao.
Tôi phải chờ bao lâu để được thăng chức?
Câu hỏi này có nghĩa là bạn chưa hài lòng với công việc mà bạn đang ứng tuyển, bạn muốn một cái gì đó ở mức độ cao hơn. Câu trả lời nằm ở hiệu suất làm việc và kỹ năng việc làm của bạn, không phải nhà tuyển dụng. Bạn nên tự hỏi mình làm việc như thế nào và làm việc ra sao mới được tăng chức. Vì vậy, đó không phải là một câu hỏi phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
Thời gian ăn trưa trong bao lâu?
Câu hỏi phỏng vấn xin việc này đặt ra là không cần thiết. Mỗi công ty có quy tắc riêng của mình về thời gian thư giãn và giờ làm việc để đảm bảo rằng nhân viên của họ có thể cân bằng thời gian giữa nghỉ ngơi và làm việc. Khi bạn hỏi câu hỏi này, họ sẽ nghĩ rằng bạn chỉ muốn hưởng thụ thôi.
|