banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 01/04/2019, 03:42 PM
Chủ đề này đã có 495 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Vì sao nhân viên của bạn nghỉ việc: Top 9 lý do các nhà quản lý cần suy ngẫm
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Một điều dễ nhận thấy là khi một nhân viên xin nghỉ việc, họ không bao giờ nói ra lý do thật sự của mình. Sẽ có hàng chục lý do được nhân viên đưa ra, chẳng hạn như cảm thấy công việc không thích hợp, năng lực của mình không phù hợp với yêu cầu của công việc, không hòa đồng được với văn hóa/môi trường của công ty. Ngoài ra còn có những lý do hết sức cá nhân như lập gia đình, muốn đi học thêm, muốn nghỉ việc ở nhà để có thời gian chăm lo cho con cái, nhà cửa… 
 
Tất cả đều là những lý do mang tính ôn hòa, không làm mất lòng người ở lại nhưng với tư cách là nhà quản lý, bạn cần phải biết lý do thật sự để không chỉ giữ được nhân viên đó ở lại công ty, mà còn để tránh những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
 
Dưới đây là 9 nguyên nhân chính khiến nhân viên của bạn quyết định nghỉ việc. Nếu giải quyết được những vấn đề này, bạn sẽ giữ chân được những nhân sự giỏi nhất.
 
1. Mối quan hệ KHÔNG TỐT với sếp
 
 
Sếp là một phần không thể thiếu trong một ngày làm việc 8h của nhân viên. Nếu mâu thuẫn của nhân viên với sếp trở nên không thể kiểm soát thì họ chắc chắn không thể làm việc một cách thoải mái, toàn tâm, toàn ý cho công việc.
Nhân viên không nhất thiết phải làm bạn với sếp, nhưng giữa họ và sếp cần có mối quan hệ đủ tốt để công việc được vận hành trơn tru.
Những bất bình với sếp có thể trực tiếp phá hỏng niềm đam mê, sự tự tin và cam kết dành cho công việc của nhân viên. Khi đã rơi vào tình trạng “không thể tìm tiếng nói chung” với sếp, nhân viên thường tìm đến một sự giải thoát, đó là lúc họ nhảy việc.
Theo rất nhiều nghiên cứu thống kê trên thế giới, mâu thuẫn với sếp là nguyên nhân số một khiến các nhân sự phải nghỉ việc.
 
2. Cảm thấy công việc buồn tẻ và không đủ thử thách
 
Không một ai muốn làm mãi một công việc nhàm chán và cứ đều đều ngày này qua ngày khác. Nếu bạn có một nhân viên như vậy, bạn cần ngay lập tức giúp họ tìm lại cảm hứng làm việc. Ai cũng muốn làm những việc mình yêu thích. Nếu bạn không thể truyền cảm hứng cho nhân sự của mình, một nhà quản lý khác sẽ làm thay bạn.
 
Hàng nghìn mẫu cv xin việc kế toán,cv kinh doanh, cv tiếng Nhật, CV tiếng Anh,... Click vào link để tham khảo https://vietcv.io/
 
3. Bất hòa với đồng nghiệp
 
Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc ra đi của nhân viên. Đồng nghiệp là người mà nhân viên dành ⅓ thời gian trong ngày để “sống” cùng. Đồng nghiệp là người ngồi cùng bàn, tương tác, làm việc chung một nhóm, hít thở chung một bầu không khí, và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc của mỗi nhân viên.
Một trong những biểu hiện nhân viên có hài lòng với công việc của mình hay không là việc họ có hay không những người bạn tốt, anh em/chị em thân thiết ở nơi làm việc. Quản lý cần chú ý và can thiệp đúng lúc nếu có vấn đề phát sinh và thấy nhân viên không có khả năng tự giải quyết trước khi quá muộn.
 
4. Không có cơ hội sử dụng những khả năng, thế mạnh của họ
 
Bất cứ ai cũng muốn làm chính mình, được thể hiện khả năng của mình trước sếp và đồng nghiệp. Khi nhân viên được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh của mình trong công việc, họ sẽ cảm thấy tự hào, và tự tin hơn. Họ muốn tham gia các hoạt động họ làm tốt và phát triển kỹ năng của mình lên cấp độ cao hơn. Nếu họ không thể làm điều này, họ sẽ giống như một con hổ bị xiềng xích, tới một lúc nào đó con hổ đó sẽ phá vỡ xiềng xích và tìm kiếm một công ty khác biết sử dụng giá trị của họ.
 
5. Nhân viên cảm thấy kết quả làm việc của mình không đóng góp được gì cho công ty
 
Nhân viên luôn muốn được trở thành một phần nào đó quan trọng của công ty. Nếu nhân viên thấy được rằng những đóng góp của họ thật sự có giá trị, giúp công ty phát triển thì đó là một nguồn động lực vô cùng lớn thúc đẩy nhân viên làm việc nhiều hơn, tốt hơn. Họ sẵn sàng làm thêm giờ, nhận thêm việc mà không đòi hỏi gì.
 
Rất nhiều nhà quản lý cho rằng nhân viên đã biết về tầm nhìn, sứ mệnh và toàn bộ kế hoạch bằng cách này hay cách khác nhưng thực tế thì không. Nhân viên rất cần một sự giao tiếp từ quản lý để nắm rõ và kết nối công việc của mình với bức tranh toàn cảnh của tổ chức và nhìn thấy những kết quả làm việc của họ đóng góp như thế nào tới thành công chung của tập thể.
 
Nếu không thấy được sự liên kết đó, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy công việc họ đang làm là một gánh nặng đối với chính họ, làm cả ngày mà không tìm được cảm hứng, không có cam kết, không có trách nhiệm, và sớm muộn gì họ cũng sẽ ra đi.
 
6. Không được tự quyết và độc lập trong công việc
 
Mỗi chúng ta ai cũng có "cái tôi" của riêng mình và một khi bị kìm hãm quá lớn sẽ gây ra sự ức chế và đổ vỡ. Mỗi nhân viên có đặc điểm và cá tính riêng, mỗi người đều có chuyên môn và khả năng riêng để tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.
 
Một người quản lý có tầm nhìn chính là đặt ra mục tiêu và để cấp dưới của mình được tự do thực hiện theo cách họ muốn. Dù họ đảm nhận công việc gì từ trợ lý, kế toán, trưởng nhóm, trưởng phòng kinh doanh... hãy luôn cho nhân viên của mình có được cơ hội để họ chủ động và tự do sáng tạo trong công việc. Nhân viên sẽ được thỏa mãn cái tôi, còn bạn sẽ có nhiều thời gian để làm những việc khác.
 
7. Những thông tin xấu về tình hình kinh doanh của công ty
 
Những câu chuyện như năm nay công ty làm ăn thua lỗ, buộc phải cắt giảm nhân sự, chuyện nợ lương nhân viên, nhân viên phải làm tăng ca, công ty có nguy cơ bị mua lại,... tất cả đều dẫn đến cảm giác bất ổn và thiếu lòng tin đối với doanh nghiệp của nhân viên.
Nhân viên lo lắng thường có xu hướng tìm kiếm những công việc khác, và có thể nghỉ bất cứ lúc nào miễn là tìm được một công ty không phải gặp cả tá vấn đề như thế kia.
 
Để giải quyết vấn đề này, quản lý cần cập nhật liên tục cho nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, và kế hoạch sắp tới là gì để luôn đi đúng hướng hoặc phục hồi trong tương lai. Với thông tin được cung cấp minh bạch, liên tục, nhân viên sẽ có niềm tin vào đội ngũ quản lý, vào năng lực phán đoán, định hướng, ra quyết định của quản lý, và họ sẽ ở lại.
 
8. Văn hóa công ty không phù hợp
 
Văn hóa công ty là một trong những yếu tố quan trọng với nhân viên. Tổ chức có đánh giá cao nhân viên, tôn trọng họ, đối xử một cách công bằng và chế độ lương thưởng và phúc lợi thỏa đáng cho họ không? Quản lý có quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên không? Có tổ chức các sự kiện, hoạt động và xây dựng nhóm để tạo môi trường làm việc tốt cho họ không? Nhân viên có cảm thấy hạnh phúc khi làm việc trong công ty không?
 
Điều nhân viên cần ở nơi làm việc chính là sự minh bạch và công bằng, quản lý dễ gần, đường hướng phát triển rõ ràng. Văn hóa công ty là yếu tố có thể giúp bạn giữ nhân viên của mình gắn bó lâu dài.
 
9. Thiếu sự công nhận của nhà quản lý
 
Đây có lẽ không phải yếu tố then chốt khi nhân viên quyết định rời khỏi công ty vì khi công ty có chính sách lương thưởng rõ ràng, có nghĩa là nhân viên đã được trả công xứng đáng, còn sự trân trọng và công nhận của quản lý chỉ giống như lớp kem trên mặt chiếc bánh. Tuy nhiên, nếu muốn giữ chân nhân viên giỏi thì "lớp kem" này lại là điều không thể thiếu.
 
Trong nghệ thuật quản lý nói chung, nhà quản lý cần phải nắm được quy tắc muốn nhân viên tốt, sếp phải tốt trước đã. Nếu bạn là một quản lý tài ba, thấu hiểu đánh giá đúng năng lực của nhân viên, xây dựng cách quản lý đúng đắn chắc chắn bạn sẽ có thể giúp nhân viên phát triển, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình.
 
 
Kết luận
 
Một quản lý giỏi phải biết cách giữ chân nhân viên của mình.
 
Bạn không thể suốt ngày đi tuyển nhân viên mới mà không hiểu tại sao nhân viên của mình lại lần lượt xin nghỉ. Có người sẽ nói thẳng lý do tại sao mình ra đi, nhưng xu hướng chung của nhân viên thường là “dĩ hòa vi quý” và họ sẽ nói ra một lý do hoa mỹ để che đậy lý do thật sự. 
 
Các sếp, nhà quản lý cũng có nhiều cấp và người quản lý trực tiếp luôn ảnh hưởng nhiều nhất tới nhân viên, vì vậy nếu bạn ở cấp cao hơn thì cần có cái nhìn tổng quan để tránh để mất những nhân viên có kinh nghiệm và làm việc hiệu quả ở tầng thực thi.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong