banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 03/04/2019, 04:30 PM
Chủ đề này đã có 468 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết khi tìm việc làm
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH), tính đến tháng 7/2017 đã có hơn 57.000 lao động là cử nhân thất nghiệp. Để giải bài toán này, Bộ LĐTB&XH còn xây dựng đề án với chi phí khoảng 1.300 tỷ đồng để đưa cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu.
 
Dưới đây là một số kỹ năng và kinh nghiệm tìm việc làm đã được một số chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng chia sẻ trên mạng xã hội mới đây.
 
Cập nhật lĩnh vực đang thừa - thiếu lao động trước khi xin việc
 
Theo chuyên gia kinh tế LS.TS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân Bizlight, trong xu hướng hội nhập và công nghệ 4.0, ngành nghề đòi hỏi người lao động phải tiếp tục nâng cao tay nghề và nắm bắt công nghệ mới, nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi hiện nay.
 
Do đó, ngành công nghệ thông tin vẫn dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại mới đáp ứng được 50% so với nguồn cầu. Trong khi đó, ngành kế toán – kiểm toán luôn nằm trong tình trạng báo động về dư thừa nhân lực và còn dư thừa trong nhiều năm nữa.
 
Bạn cần mẫu hồ sơ xin việc, click vào link  https://vietcv.io/ để tạo cv xin việc ngay nhé.
 
Ngoài ra, một số nhóm nghề sẽ “nóng” trong thị trường kinh tế mở khi ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như xuất khẩu: Công nghệ thực phẩm, bưu chính – viễn thông – dịch vụ công nghệ thông tin, điện tử - cơ khí, công nghệ sinh học, cơ khí tự động hóa, dệt may – da giày, dịch vụ - phục vụ, y dược – chăm sóc sức khỏe, du lịch – nhà hàng – khách sạn, dịch vụ thông tin tư vấn – chăm sóc khách hàng, kinh doanh – bán hàng…
 
Nên định hướng ngành nghề yêu thích trước khi chọn trường
 
Đây là vấn đề rất quan trọng để các bạn sinh viên không bị hoang mang tâm lý khi chọn sai trường.
 
Ông Nguyễn Anh Toàn, cố vấn chiến lược Viện Quản lý kinh doanh quốc tế - Viện IBM, người có kinh nghiệm về tuyển dụng việc làm, cho biết hiện rất nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường không biết mình muốn gì, thích gì và làm được gì. Do đó, nhiều bạn khi xin việc luôn bị từ chối dù điểm số rất cao, thậm chí thủ khoa.
 
Theo ông Toàn, nguyên nhân chính là do nền giáo dục Việt Nam còn hạn chế trong việc định hướng nghề nghiệp ngay từ khi các bạn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, nguyên nhân nữa do các bạn không hiểu rõ được bản thân mình có năng khiếu gì. Chính vì điều này dẫn đến khi các bạn ra trường, các bạn cảm thấy hoang mang.
 
Có nhiều bạn đã nghĩ không biết mình học ngành này có dễ việc kiếm việc dễ không, có phù hợp với mình không. Thậm chí có nhiều bạn sau khi đi làm một vài năm mới phát hiện mình không phù hợp, không có tố chất để làm ngành này.
 
 Ngoài ra, do rào cản tư duy của gia đình cũng như của bản thân các bạn nên dẫn đến các các bạn nộp đơn thi đại học a dua theo bạn bè, theo thành tích, theo định hướng gia đình hay thấy ngành học nào đang “hot” thì nộp, hoặc sợ mình không đủ đậu trường mà mình yêu thích nên chọn trường trái kỹ năng vốn có bản thân.
 
 Có bạn nghĩ học trường nào, ngành nào thì xin ngành đó. Ví dụ như học trường tài chính ngân hàng thì phải xin vào ngân hàng, học luật thì phải làm luật sư, học kế toán phải làm kế toán, học du lịch thì phải làm du lịch…
 
 “Đây là điều sai lầm lớn vì thực tế, những ngành nghề mình học chỉ có thể bổ sung thêm kỹ năng vốn có của mình, có thể áp dụng vào những ngành nghề khác nếu bạn biết vận dụng. Cứ nghĩ là phải bán cái mình có”, ông Toàn chia sẻ. 
 
Ngoài ra, các bạn phải xác định rõ mục tiêu mình muốn làm gì, trau dồi kỹ năng Anh văn để có thể hỗ trợ cho công việc trong thời kỳ hội nhập và dễ dàng xin việc hơn.
 
Cuối cùng, nên viết đơn xin việc đúng cách 
 
Theo ông Nguyễn Anh Toàn, hồ sơ xin việc, giới thiệu bản thân (CV) rất quan trọng trong việc gây ấn tượng cho DN. Thế nhưng, hiện rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường, thậm chí cả người đã đi làm rồi vẫn không biết cách viết CV đúng cách.
 
 Hiện nay, đơn xin việc được in theo mẫu bán ở các nhà sách sẽ được các DN loại ngay từ vòng “gửi xe”. Vì thế, CV phải do mình tự viết.
 
Trong CV, ngoài giới thiệu sơ về bản thân, các bạn phải nói rõ mong muốn vì sao mình xin vào DN này, hiểu được rõ DN muốn xin vào và khả năng ứng tuyển vị trí mà DN đang tuyển mình có thể làm gì.
 
Nên chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm đã từng làm trước đó. Điều đó rất quan trọng để DN có thể đánh giá được năng lực cũng như thái độ của bạn khi làm việc.
 
Không nên đạo văn trong CV, nên để địa chỉ email đúng tên mình, không theo kiểu “sến súa”, phải có tiêu đề email gửi để thể hiện sự lịch sự, tôn trọng với doanh nghiệp.
 
Khi DN phỏng vấn, không nên nói dối, chê bai đối thủ, không nên nhàm chán khi DN hỏi gì nói đó mà nên nói thêm về những gì mà CV chưa nói hết. Đặc biệt, không nên ảo tưởng sức mạnh bản thân, coi thường người khác.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong