banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 09/04/2019, 03:51 PM
Chủ đề này đã có 485 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Lời khuyên cho những người theo đuổi nghề Kiến trúc
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Kiến trúc dường như là một ngành nghề rất được ưa chuộng trong thời kỳ xã hội phát triển như ngày nay. Có lẽ vì thế mà số lượng các thí sinh dự thi vào các trường kiến trúc đang ngày càng gia tăng. Thế nhưng, bạn có biết không? Có những sự thật mà chỉ sau khi chúng ta trải qua hay va chạm vào nó thì mới biết được bạn có thích hợp với nó hay không. Và tôi biết, lúc nhận ra thì rất có thể bạn sẽ phải thất vọng và hối hận như thế nào.
 
Để giúp các bạn có thêm những cách nhìn đúng đắn về ngành nghề Kiến trúc, chúng tôi gửi đến các bạn lời khuyên chân thành của một giảng viên chuyên ngành kiến trúc. Hy vọng nó sẽ có ích cho bạn trong việc định hướng mục tiêu của ngày hôm nay và về sau.
 
” Sau 12 năm giảng dạy đại học, tôi nhận thấy một thực tế là nhiều bạn trẻ có những ngộ nhận nhất định về định hướng nghề nghiệp- rất nhiều bạn có ý định thi vào các trường chuyên ngành kiến trúc, nhưng lại không biết nhiều lắm về ngành này, hoặc hiểu rất phiến diện về nó.
 
Công việc của một KTS:
Tất nhiên là thiết kế, lập trình một công việc liên quan đến nhà cửa hay các loại hình khác như công sở, trường học, bệnh viện. Nhưng không hẳn tất cả cả KTS đều thiết kế, vì như thế thì sẽ lấy ai để xây dựng, để thi công, để quản lý công tác thiết kế. Do vậy KTS có thể hoạt động đa năng trong nhiều lĩnh vực. Với nhu cầu hiện nay thì KTS chắc chắn là rất cần, và bạn không lo lúc ra trường sẽ không có việc.
 
Vẽ là điều kiện cần, nhưng không đủ:
Nếu toán lý kém, các môn khoa học kém, bạn đừng hy vọng sẽ bù đắp bằng vẽ mỹ thuật. Vì vẽ MT chỉ là thi đầu vào, và một KTS thì không chỉ cần vẽ giỏi mà còn phải giỏi nhiều thứ khác. Toán học giúp bạn thông minh, nhanh nhạy và khoa học. Văn học giúp bạn mơ mộng và luôn tràn đầy cảm xúc. Thế thì vẽ là chưa đủ bạn hãy bỏ ý định thi khối V vì dốt Hóa hay những lý do tương tự.
 
Kiến trúc không phải là năng khiếu
Bạn đừng hy vọng đẻ ra mình có năng khiếu về nghề này. Do vậy không có gì chắc chắn rằng cha mẹ bạn là KTS thì bạn cũng dễ trở thành KTS, không có mã gien này đâu vì nếu không đã chả đầy thần đồng Kiến trúc nổi tiếng thế giới- năm 3 tuổi đã tự thiết kế được nhà mình? Bạn chỉ có thể bắt đầu với sự nhẫn nại lớn nhất, luyện tập đúng cách và nuôi dưỡng ước mơ- đó là một phần giúp bạn thành công. Bạn muốn học Kiến trúc phải có lòng kiên trì hơn hết.
 
 
Bạn chứ không phải ai khác thi đại học
Các bạn thường bị ảnh hưởng của cha mẹ, cha mẹ muốn này muốn khác ta là những đứa con ngoan biết nghe lời và thế là một ngày đẹp trời bạn bỗng nhận ra là mình hoàn toàn không phù hợp tẹo nào cái nghề của nợ này và bạn bối rối làm sao? Vậy ta phải làm gì đây khi đã trót tốn một khoản tiền không nhỏ theo học Kiến trúc, và phải làm gì đây không lẽ làm lại từ đầu?
 
Một số bạn khác lại cố gắng tìm đến những phép màu nhiệm của cuộc sống cất công tìm đến những thày dạy có tiếng, hay có quyền, với hy vọng biết đâu mình sẽ được lợi? Nhưng bạn biết đấy vấn đề là bạn thi, chứ không phải các thầy đi thi. Tất nhiên học một thày giỏi là cơ hội để bạn mở mang kiến thức nếu bạn thật sự cầu thị còn nếu không thì tôi tin rằng y học bốn phương bó tay. Tôi từng dạy, nhiều người hoàn toàn không có khả năng nhưng sự nhẫn nại giúp họ thành công- họ vào trường và học hành rất tốt rồi ra trường rất vững vàng với công việc. Trong khi đó, nhiều người bắt đầu với một năng lực rất khả quan, nhưng rồi họ chểnh mảng, họ chán, và kết quả là…như các bạn tự mường tượng.
 
Học nghề chứ không phải đua nhau tấm bằng đỏ:
Rất nhiều bạn cứ nhầm tưởng bạn tốt nghiệp trường đại học danh giá (như Havard, hay Kiến trúc Hà nội chẳng hạn) thì có nghĩa là bạn giỏi. Không, bằng cấp chỉ cần khi bạn đi tuyển dụng, còn lại phụ thuộc vào khả năng bạn làm việc. Vấn đề là bạn học nghề nên bằng giá nào bạn cũng phải lĩnh hội những kiến thức nghề nghiệp. Tấm bằng đỏ sẽ vô nghĩa nếu bạn không biết phải làm gì sau khi ra trường. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp xong than thở rằng họ chẳng học được gì ở trường Đại học- như thế là không công bằng- vì như tự tôi thấy, rất nhiều điều cần học khi ta ngồi trên ghế nhà trường.
 
 
Nhiều người muốn thi Kiến trúc, vì nó oai nhưng tôi xin thưa là không có nghề nào oai hơn nghề nào cả. Vấn đề là bạn yêu thích và phù hợp với nghề nào thôi. Nếu bạn nghĩ mình đang theo học cái gì đó danh giá thì không khác nào một người phụ nữ mở miệng là khoe chồng em giỏi. Và nếu bạn nghĩ rằng, làm nghề Kiến trúc thì đầy tiền- lại một lần nữa bạn nhầm. Tiền không tự nhiên sinh ra, nó được trả theo sản phẩm bạn tạo lập, và đôi khi nó ít hơn bạn tưởng rất nhiều. Nhiều khách hàng lầu bàu nói: vẽ có mấy bản vẽ mà đòi lắm tiền thế không biết- vấn đề là bạn có dễ gì để vẽ mấy cái bản vẽ đó.
 
Vẽ là một môn học nghiêm túc và cần sự tìm tòi
Nhiều bạn thuở bé vẽ Songoku rất đẹp, hoặc vẽ khủng long rất giống, nhưng vẽ MT lại khác. Nó cần các bước cơ bạn không thể nhảy cóc. Bạn phải có kiến thức về hình, về bóng, về cơ thể người (anatomy), về bố cục, tỷ lệ, và nhiều thứ khác, do đó học vẽ không vui vẻ tý nào, nó cũng khó không kém gì các môn học khác. Nếu bạn muốn đi học cho vui- thì bạn lại càng nhầm.
 
Kiến trúc thật sự là một nghề vất vả
Bạn hay lầm tưởng làm KTS dễ ợt đấy là vì bạn bị hoa mắt bởi những thứ truyền thông vớ vẩn như những cuộc phỏng vấn những người nổi tiếng bạn bị say mê sự hào nhoáng mà quên mất, thứ ấy chỉ là bề nổi rất mỏng thôi, một tảng băng chìm ở dưới mà bạn không nhìn thấy. Vậy nên, nhiều bạn thi vào Kiến trúc để hát, để hoạt động công chúng hoặc biểu diễn văn nghệ bạn không biết rằng những điều đó thật đẹp nhưng nó không phải là bản chất. Làm nghề Kiến trúc gian nan không kém gì các nghề khác. Độ rủi ro rất cao, thù lao thì rất thấp và chúng ta bị rất nhiều sự sách nhiễu của nhiều người có quyền, có tiền…
 
Bạn đang băn khoăn điểm mạnh, điểm yếu bản thân, sau đây là bài viết giúp bạn khám phá bản thân mình, đọc ngay  http://emdep.vn/nhip-song/6-cach-de-kham-pha-the-manh-cua-ban-than-20190131091238827.htm
 
Bạn cần học cả hai môn chứ không phải một môn
Trước đây ( 10 năm trước), môn MT2 chỉ chiếm 2/10, người ta gọi là đề phụ. Nhưng bây giờ, tỷ lệ điểm vẽ là 5/5 với trường Kiến trúc, 6/4 với trường Xây dựng.
 
Vậy nếu bạn chỉ chăm chăm vẽ đầu tượng, bạn thiếu hẳn một phần cần thiết- đó là khả năng sáng tạo với hình thể, đường nét- cái mà ta hay gọi là MT2.
 
Điều đầu tiên bạn cần làm khi muốn thi Kiến trúc
 
” Bạn hãy nghĩ thật kỹ ! “
 
Và nếu bạn đã sẵn lòng học Kiến trúc…thì hãy bắt đầu thôi:
 
Tôi vui mừng vì bạn đã chọn nghề này, dù tôi đã nói ra rả với mọi người rằng nghề này vất vả, nhiều khó khăn, và không hề dễ dàng giàu có. Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy học với hết khả năng của bạn, nếu nỗ lực- thành công sẽ đến với bạn, không đến nỗi khó khăn như nhiều người đồn thổi- kiểu như “xinh thế này trượt kiến trúc rồi em ơi”, hay là” cứ xác định vài năm mới đỗ, thi kiến trúc khó lắm”, hoặc “Lớp 12 mới học vẽ ư, làm sao mà đỗ được”….
 
Thực ra thì mọi định luật đều không đúng với tất cả các trường hợp, và muộn hay không, nhiều hay ít thì lại không quan trọng bằng việc bạn có thật tập trung cho việc học nghề không. Có người học vẽ 3 năm, có người học vẽ đến 9 năm- nhưng rốt cục lại không thể tự mình làm nổi nhà cho mình. Có người chỉ học vỏn vẹn 3 tuần, nhưng lại đỗ đại học- chuyện này không có gì lạ cả. Vấn đề là ta học thế nào mà thôi. Và nếu bạn thật sự muốn theo nghề, nên nghĩ đến những điều mà đôi khi chúng ta lầm tưởng hay nghe những lời đồn thổi mà làm chệch đi hướng đi của chính mình.
 
Muốn học nghề Kiến trúc, trước hết văn hóa của bạn phải tốt, cụ thể là các môn tự nhiên như Toán, Lý cần chắc chắn, không chỉ thi đầu vào, mà học nghề kỹ thuật cần đến đầu óc khoa học, logic và chính xác! Các môn xã hội như Văn học, Lịch sử cũng nên học tốt, bởi bạn không thể sáng tác được bất cứ điều gì nếu tâm hồn bạn xơ cứng, và thậm chí cả đời không từng đọc sách, đọc truyện…
 
Muốn học Kiến trúc, bạn cần có năng khiếu thẩm mỹ, không chỉ riêng Mỹ thuật, mà nhìn chung biết càng nhiều về nghệ thuật càng tốt, đó là chiếc chìa khóa cho bạn thụ cảm cái đẹp, dần dần thúc đẩy tư duy tạo hình trong chính bạn tốt hơn!
 
Tất nhiên đúng khi nói rằng, môn vẽ sẽ rất quan trọng khi thi vào các trường Kiến trúc. Mặc dù năm nay, điểm toán nhân 1,5 là ý muốn của nhà trường cần bằng giữa các môn văn hóa và vẽ, nhưng nếu điểm vẽ của bạn dưới 5, đương nhiên bạn không được tuyển. Bạn sẽ buồn, vì cho như thế là bất công, em có tình yêu Kiến trúc sao bị từ chối? Tại sao các nước phương Tây không cần biết vẽ vẫn học Kiến trúc được (như một bài tôi đã trích cho các bạn đọc), tuy nhiên, bạn biết đấy- ta đang sống trong một điều kiện nhất định, và bạn không nên oán trách số phận vì sao em không sinh ra ở Mỹ hay Ý, mà lại khổ sở học vẽ ở Việt Nam? Bạn sẽ làm gì? Tôi cho bạn 2 lời khuyên: 1. sang các nước Tây ấy mà học, vì nó không phải thi vẽ, 2. hãy bỏ cuộc khi chưa quá muộn.
 
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong