banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 19/04/2019, 03:39 PM
Chủ đề này đã có 478 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Tại sao 70% nhân viên của bạn muốn thay đổi công việc?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Trong nhiều trường hợp, lý do chính mà người nhân viên muốn nghỉ việc là do người lãnh đạo/quản lý trực tiếp của họ, chứ chưa hẳn là do công việc của họ.
 
Một cuộc khảo sát trực tuyến với 1.118 người tham gia, kết quả cuộc khảo sát cho biết: khoảng 50% nhân viên muốn sa thải người sếp của họ, gần 30% muốn sếp của họ đi gặp bác sĩ tâm lý.
 
Tuy nhiên, khi nhân viên của bạn xin thôi việc, họ có thể không đề cập gì trực tiếp đến người quản lý. Thay vào đó, họ sẽ trình bày những vấn đề như: giao tiếp không rõ ràng, thiếu minh bạch, không thấy được cơ hội phát triển sự nghiệp cá nhân, mục tiêu làm việc của đội ngũ không rõ ràng, thiếu sự đào tạo, thiếu động lực làm việc. Đó là lúc họ đang thực sự nói với bạn rằng họ muốn nghỉ việc vì họ muốn rời bỏ bạn, người sếp trực tiếp của họ, bởi vì rõ ràng bạn_một người quản lý/lãnh đạo chịu trách nhiệm chính cho việc giao tiếp với đội ngũ, định ra đường hướng mục tiêu làm việc, đào tạo và phát triển sự nghiệp cho nhân viên..
 
Có thể kết luận rằng trong nhiều trường hợp, lý do chính mà người nhân viên muốn nghỉ việc là do người lãnh đạo/quản lý trực tiếp của họ, chứ chưa hẳn là do công việc của họ.
 
Những dấu hiệu sau đây bạn nên từ chối nhận việc, đọc ngay  http://depvaphongcach.vn/5-dau-hieu-ban-nen-tu-choi-loi-moi-lam-viec/
 
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao?
 
1. Kỹ năng lãnh đạo kém cỏi của người quản lý/lãnh đạo
 
Theo những cuộc khảo sát, các nhân viên cho biết họ cảm thấy thật khó khăn và không thích làm việc với những người quản lý/lãnh đạo không có khả năng đưa ra những hướng dẫn, yêu cầu rõ ràng, hoặc những người quản lý/lãnh đạo luôn yêu cầu người nhân viên phải làm việc thật chăm chỉ mà không bao giờ công nhận những đóng góp của họ. Yêu cầu nhân viên làm việc chăm chỉ không phải là sai, nhưng việc không tỏ ra trân trọng những đóng góp của họ thì thật sự bất công, sẽ khiến nhân viên nản lòng, điều đó chẳng khác nào bắt nhân viên làm việc như nô lệ. Ngoài ra, những người quản lý/lãnh đạo quá tập trung vào những tiểu tiết không cần thiết mà bỏ qua việc nhìn đến bức tranh toàn cảnh, hoặc những người quản lý/lãnh đạo có kỹ năng quản lý con người kém cỏi cũng là những người dễ mất nhân viên nhất. Nhân viên cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi phải chịu sự quản lý của những người quản lý/lãnh đạo thiếu năng lực, những người chỉ biết khư khư giữ lấy “cái ghế” của họ bằng cách đổ lỗi cho người này, người khác, cho nhân viên khi có những rắc rối, sai sót xảy ra, và ngược lại nhận hết những gì có lợi nhất về mình.
 
2. Người quản lý/lãnh đạo có phong cách lãnh đạo theo kiểu tiểu tiết (micro-manager)
 
Những micro-manager có thói quen thường xuyên kiểm tra công việc và can thiệp quá nhiều vào công việc của nhân viên khiến họ dễ mất tập trung và bị gián đoạn trong công việc. Những micro-manager này thường có yêu cầu chất lượng công việc rất cao mà lại hay tỏ ra thiếu tin tưởng nhân viên.
 
3. Thiếu sự tin tưởng giữa người quản lý/lãnh đạo và nhân viên
 
Việc nhân viên mất đi sự tin tưởng đối với bạn sẽ dễ dàng gây ra những hiểu lầm trong giao tiếp, không thoải mái khi trao đổi, trình bày ý kiến với bạn. Vì theo lẽ tự nhiên, khi người nhân viên cảm thấy họ không tin tưởng người sếp của họ, họ sẽ luôn đặt mình trong tư thế thủ đối với bất cứ lời nói hay hành động nào của bản thân, họ luôn e sợ bạn sẽ phân tích, hiểu ý họ theo một cách khác. Và ngược lại, họ cũng luôn tỏ ra nghi ngờ đối với những gì bạn làm, cho dù đó là điều tích cực đi nữa, họ vẫn sợ đằng sau đó có những ẩn ý nào khác.
 
4. Người quản lý/lãnh đạo thường xuyên thất hứa
 
Bạn có thấy kịch bản sau đây quen thuộc: Bạn hứa với nhân viên: "Tôi có kế hoạch để thăng chúc, tăng lương cho bạn trong vài tháng tới" hoặc "Nếu bạn hoàn thành tốt dự án này, bạn sẽ được thưởng cao".
Và thời gian cứ thế trôi qua và bạn hoặc là quên hoặc là cố ý không thăng chức hay tăng lương cho nhân viên cho dù họ đã hoàn thành dự án một cách xuất sắc, và họ thậm chí còn nhận ra rằng mức tiền thưởng của họ cũng giống như bao người khác.
Đôi khi bạn không thực hiện vào những gì bạn hứa. Chỉ cần một vài lần thất hứa như thế cũng đủ để khiến nhân viên cảm thấy nghi ngờ và chán nản về người sếp của họ.
 
5. Người quản lý/lãnh đạo không biết cách công nhận những đóng góp của nhân viên
 
Hãy đặt mình vào hoàn cảnh nhân viên của bạn và hình dung việc mà khi bạn đặt hết tâm huyết, nỗ lực hết sức mình đóng góp cho công ty và đem lại những kết quả tốt nhất cho công ty, bạn không chỉ đạt KPI của bản thân mà còn vượt hơn thế, nhưng bạn chẳng nhận được bất kỳ lời khen, phần thưởng nào từ sếp của mình hay từ công ty. Bạn cảm thấy thế nào?
Rất nhiều người quản lý/lãnh đạo thất bại trong việc công nhận những đóng góp tích cực của nhân viên vì:
 
 - Bạn cho rằng bạn quá bận rộn để dành thời gian cho những việc đó.
 - Bạn thực sự có thời gian, nhưng lại không chú ý đủ đến những đóng góp của nhân viên.
 - Bạn cho rằng nhân viên phải tự hiểu nếu bạn không nói gì, nghĩa là mọi thứ đều ổn, họ vẫn đang làm tốt công việc được giao.
 - Bạn nghĩ nhiệm vụ của nhân viên là phải làm tốt công việc, công ty trả lương họ cho điều đó, chẳng có lý do gì bạn phải đi vỗ lưng khích lệ từng nhân viên khi họ làm việc tốt cả.
 - Bạn thật sự không biết nên khen thưởng thế nào, vậy nên bạn chọn chẳng làm gì cả.
 - Bản thân bạn cũng ít khi nhận được những lời khen cho những gì bạn làm, cho nên bạn thấy chả có lý do gì cho việc phải khen thưởng người khác.
 - Bạn sợ nhận viên nghĩ bạn giả tạo, hay có mục đích gì khác khi đột nhiên khen ngợi hay khen thưởng nhân viên.
 - Bạn lo ngại rằng những nhân viên khác sẽ không hiểu và cảm thấy ghen tị, hoặc nghĩ bạn không công bằng khi khen ngợi hoặc thưởng cho một ai đó.
 - Bạn sợ rằng đối với một số người, hoặc một số vị trí công việc, lời khen ngợi hay sự khen thưởng đôi khi thể hiện sự thiếu tôn trọng.
 - Bạn nghĩ rằng nhân viên cần phải biết ngoài kia có rất nhiều người muốn có vị trí mà họ đang có, họ có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào, vậy nên hãy tập trung mà làm việc thay vì kì vọng được bạn hay công ty đối xử một cách đặc biệt.
 - Bạn không hiểu được tầm quan trọng của việc công nhận những đóng góp của nhân viên, và khen thưởng là không cần thiết.
 - Hay tệ hơn nữa là bạn thật sự không hiểu rõ về công việc của người nhân viên để biết thế nào là đạt thành tích xuất sắc hay đạt thành tích trung bình.
 
6. Người quản lý/lãnh đạo không chứng tỏ mình là một tấm gương tốt cho nhân viên noi theo
 
Không ai muốn ở lại với một người sếp mà những gì họ làm khác với những gì họ nói, những người luôn tỏ ra biết tuốt "Mr. Know It All ", những người luôn nghĩ mình giỏi và không chịu phát triển bản thân, những người không thể huấn luyện hay đào tạo nhân viên của mình. Những nhân viên có xu hướng nhảy việc nhiều nhất là những nhân viên thuộc thế hệ trẻ. Thế hệ này họ rất năng động, họ luôn khao khát học hỏi những điều mới và đạt được nhiều thành tích trong công việc, họ sẵn sàng làm hết sức mình để đóng góp cho công ty và ngược lại họ cũng mong đợi nhiều hơn từ công ty và sếp của họ. Do đó, nếu bạn không thể là một tấm gương cho họ học hỏi, họ sẽ đi nơi khác để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Chúng tôi đã nghe rất nhiều nhân viên trẻ chia sẻ rằng họ thật sự không thích công việc hiện tại của họ cho lắm, nhưng họ vẫn muốn gắn bó và cống hiến cho công ty vì họ có một người sếp rất tuyệt vời, một người sếp mà họ có thể học hỏi được rất nhiều điều lẫn trong công việc và cuộc sống.
 
Kết lại bài viết này, chúng tôi có vài lời doanh cho các CEO hay chủ doanh nghiệm hay các nhà nhân sự: Nếu các doanh nghiệp nhận thấy nhân viên của công ty mình ra đi quá thường xuyên, có lẽ đã đến lúc các doanh nghiệp nhìn lại đội ngũ quản lý/lãnh đạo của mình ở phòng ban mà nhân viên ra đi nhiều nhất. Có thể họ có một số vấn đề trong cách quản lý và họ có thể cần một số chương trình đào tạo kỹ năng quản lý/lãnh đạo. Và vài lời cuối dành cho các nhà quản lý/lãnh đạo hiện tại: Nếu nhân viên cấp dưới của bạn xin thôi việc liên tục, hãy nhìn lại cách quản lý/lãnh đạo của bản thân, vấn đề có khi là bạn.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong