Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Bí kíp ứng xử để luôn là "con cưng" trong mắt sếp
Để trở thành “con cưng” trong mắt sếp, bạn không cần phải quá khôn ngoan, dẻo miệng hay “nịnh bợ” sếp mọi lúc, mọi nơi. Những điều đó không chỉ kém hiệu quả mà còn khiến hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp trở nên cực kỳ tồi tệ. Vậy nên, tất cả những gì bạn cần làm là ứng xử thật khéo léo, chân thật và tinh tế. Dưới đây sẽ là 6 bí kíp ứng xử giúp bạn ghi điểm tuyệt đối trong mắt sếp.
Đừng nêu lên vấn đề mà không đi kèm với giải pháp
Mỗi ngày sếp của bạn phải đối mặt với hàng trăm ngàn việc, vì vậy bạn hãy hạn chế mang đến thêm bất kỳ rắc rối nào mà không đưa ra được giải pháp. Sếp của bạn sẽ cực kỳ khó chịu khi cứ phải giải quyết những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày của các nhân viên. Nếu có trục trặc gì trong quá trình làm việc, bạn hãy tìm tới sếp để xin lời khuyên khi và chỉ khi vấn đề đó thật sự nghiêm trọng, cần được giải quyết ngay, và đừng bao giờ quên đưa ra các hướng khắc phục chúng. Bằng cách này, bạn đã ghi điểm rất nhiều trong mắt sếp vì sự đóng góp, xây dựng và không dựa dẫm hoàn toàn vào sếp.
Hàng nghìn mẫu cv xin việc kế toán,cv kinh doanh, cv tiếng Nhật, CV tiếng Anh,... Click vào link để tham khảo https://vietcv.io/
Luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ
“Đây không phải là nhiệm vụ của tôi” là câu cửa miệng của bạn khi được sếp giao việc mới. Sự từ chối thẳng thừng và thiếu trách nhiệm này sẽ khiến sếp vô cùng khó chịu. Cho dù đó là bất kỳ công việc gì, bạn cũng hãy sẵn sàng thực hiện nó, chí ít hãy thể hiện thái độ hăng hái và nhiệt tình của mình. Tất cả những công sức mà bạn dành cho công ty và cho phòng ban của mình sẽ đều được sếp ghi nhận, vậy nên tại sao lại từ chối? Hơn nữa, đảm nhận một công việc mới còn giúp bạn nâng cao kỹ năng, kiến thức cần thiết để phát triển sự nghiệp sau này. Hãy luôn sẵn lòng đảm nhận những thách thức mới, bạn chắc chắn sẽ được sếp đánh giá cao đấy!
Hiểu rõ mong muốn của sếp
Khi bạn dành thời gian tìm hiểu, quan sát và ghi nhớ phong cách làm việc cũng như suy nghĩ của sếp, bạn sẽ dễ dàng trở thành “cánh tay phải” của sếp hơn. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hiểu rõ được tâm lý và mong muốn của người đối diện sẽ giúp bạn có những cư xử đúng đắn và đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Hãy tập thói quen tự mình đặt câu hỏi “Sếp sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào?”,khi bạn tập được thói quen này, bạn cũng sẽ có được kỹ năng quan sát, lắng nghe, đọc hiểu vân đề, cũng như điều chỉnh lối cư xử sao cho phù hợp với sếp. Nhờ đó, bạn sẽ hiểu rõ mong muốn và kỳ vọng của sếp để đưa ra được những giải pháp hợp tình, hợp lý và đúng ý sếp.
Hạn chế than vãn trước mặt sếp
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, thì sếp bạn còn căng thẳng hơn gấp 10 lần. Khối lượng công việc và trách nhiệm của sếp luôn nhiều hơn bạn chính vì vậy đừng bao giờ kêu than với sếp. Những lời than vãn sẽ chẳng bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp gì, ngược lại, nó sẽ khiến cho không chỉ sếp mà còn những đồng nghiệp xung quanh cảm thấy cực kỳ nặng nề và khó chịu. Hãy tự đặt mình vào vị trí người nghe bạn có muốn phải nghe quá nhiều những lời ca thán từ người đối diện hay không? Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn từ những lời than vãn đó không? Nếu không, thì hãy dừng ngay việc ca cẩm của mình đối với sếp và những người xung quanh. Than vãn sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào cho bạn, vì vậy, khi có vấn đề nào không tìm được cách khắc phục, bạn hãy đến nhờ sếp tư vấn, hướng dẫn thay vì ca thán với sếp nhé!
Luôn giữ được bình tĩnh
Khi bạn đang trong cơn nóng giận, bạn sẽ dễ dàng mất bình tĩnh và từ đó dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ. Lấy ví dụ như khi bạn bức xúc về vấn đề trong công việc, bạn đã vội vàng soạn một email thật dài với những lời lẽ chứa toàn sự nóng giận và thiếu suy nghĩ, rồi gửi ngay cho sếp. Là người nhận, sếp bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Đừng vì những hành động thiếu trưởng thành lúc tâm trạng khộng tốt mà bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc sau này. Sếp sẽ luôn đánh giá cao những nhân viên có thái độ ứng xử bình tĩnh, điều hòa được cảm xúc của mình. Nóng giận sẽ không làm nguôi được ván đề mà chỉ khiến cho không khí trong phòng căng thẳng và ngột ngạt hơn. Hãy tự mình điều chỉnh cảm xúc và ứng xử sao cho thật hài hòa, hãy khiến cho sếp nhìn nhận bạn là một người suy nghĩ thấu đáo, bình tĩnh và tinh tế trong giao tiếp.
Luôn có thái độ chân thành và trung thực
Đừng bao giờ có ý định nối dối sếp ở bất kỳ lúc nào, bạn là nhân viên của họ, tất cả những gì bạn đang cố che đậy rồi cũng sẽ đến lúc sếp bạn biết được. Vì vậy bạn hãy đừng tự đẩy mình vào rắc rối, thay vào đó một thái độ chân thành và trung thực sẽ luôn được sếp đánh giá cao. Hãy chân thành nhận lỗi khi có vấn đề xảy ra, điều đó không chỉ thể hiện sự chuyện nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, mà còn khiến sếp bạn trở nên tin tưởng bạn hơn. Tất cả những mối quan hệ đều dựa trên sự tín nhiệm và tôn trọng lẫn nhau, vậy nên bạn hãy cố gắng xây dựng lòng tin đối với sếp bằng những cư xử chân thành và trung thực.
Những bí kíp trên sẽ cần bạn luyện tập mỗi ngày và chính nhất, là xuất phát từ sự yêu quý, nể phục và tôn trọng sếp từ bạn. Hãy nhanh chóng bỏ túi ngay những tuyệt chiêu ứng xử khéo léo này để trở thành “con cưng” trong mắt sếp nhé! Chúc bạn thành công!
|