banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 06/05/2019, 03:26 PM
Chủ đề này đã có 456 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
4 lời nói dối “kinh điển” của nhà tuyển dụng
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Giờ thì hầu như tất cả chúng ta ai cũng biết rằng cung cấp thông tin gian dối vào CV rất nguy hiểm. Nhưng bạn biết không, trong rất nhiều cuộc đối thoại tìm việc ngày nay, thỉnh thoảng từ phía nhà tuyển dụng, họ cũng nói đôi điều không thật lắm với ứng viên.
 
Thường thì họ không có mục đích xấu. Bỏ qua một số “con sâu làm rầu nồi canh”, hầu hết nhà tuyển dụng và chuyên viên nhân sự khi thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của mình đều luôn được thúc đẩy bởi mong muốn lấp đầy vị trí trống bằng người thích hợp nhất. Tuy nhiên, tình trạng quá tải và thực tế “vàng thau lẫn lộn” của lượng hồ sơ ứng tuyển quá lớn lắm lúc cản trở ý tốt của họ - đây là thời điểm những lời nói dối nho nhỏ vô hại được sử dụng nhằm xoa dịu tâm trạng và giúp ứng viên không mang những dư vị khó chịu.
 
Cùng chúng tôi khám phá xem các chuyên gia tuyển dụng đã gọi tên những lời nói dối phổ biến nhất là gì, đâu là những điều không thật và cách đối phó với nó nhé! 
 

Bí quyết hữu ích giúp freelancer đạt được thành công như mong muốn, xem thêm  http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/184-13613-7-bi-quyet-giup-freelancer-phat-trien-su-nghiep.html
 
#1. “Chúng tôi sẽ lưu ý đến bạn trong những cơ hội tương lai”
 
Các nhà tuyển dụng từng gặp rất nhiều người. Và hầu hết họ đều sở hữu cơ sở dữ liệu ứng viên cực lớn. Những khi nhà tuyển dụng nói câu này thường không hoàn toàn là sự thật, mà ý họ là: “Tôi sẽ lưu hồ sơ của bạn trên hệ thống”. Cần hiểu rằng họ thực tế đang duy trì một tủ hồ sơ khổng lồ dày đặc các CV ứng viên, mà khuất tầm mắt thì nhiều khả năng sẽ bị bỏ quên trong tâm trí.
 
Cách xử lý: Đừng cho rằng “không” nghĩa là “không bao giờ”. Một khi đã bắt đầu cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng, đừng để nó kết thúc chỉ vì bạn chưa nhận được lời mời làm việc nào. Hãy liên tục kết nối qua các trang tuyển dụng chuyên nghiệp, theo sát những thay đổi và cập nhật thông tin mới về công việc mình quan tâm tại công ty đó trước khi mẩu tuyển dụng được đăng chính thức.
 
Nhưng bạn cần khéo léo, luôn ghi nhớ là có một ranh giới giữa “giữ liên lạc” và “rình rập”. Thế nên, hãy chỉ liên lạc với nhà tuyển dụng khi bạn chắc chắn mình có lý do chính đáng hoặc cảm thấy mình thật sự phù hợp với cơ hội nghề nghiệp đang mở . Cũng như tất cả các mối quan hệ chuyên nghiệp khác, đừng hỏi han để tìm kiếm sự chiếu cố hay tỏ ý hỗ trợ để nhận lại lợi ích riêng.
 
#2. “Mức lương phụ thuộc vào kinh nghiệm”
 
Thông thường, các công ty đều có sẵn một con số gần đúng trong đầu. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương đề nghị hoặc kỳ vọng thì nghĩa là họ đang cố dò xét xem bạn có đang nằm trong thang mức của họ hay không.
 
Cách xử lý: Nói chung, tốt nhất vẫn nên đợi đến khi nắm trong tay lời mời làm việc hãy bước qua giai đoạn đàm phán lương – vì đôi khi nhà tuyển dụng sử dụng mức lương yêu cầu để lược mỏng bớt số lượng ứng viên tiềm năng.
 
Trong trường hợp này, các phòng thủ tốt nhất là nghiên cứu kỹ lưỡng. Hãy chắc rằng bạn đã biết đâu là lợi thế cạnh tranh khi so kè cho vị trí, lĩnh vực và khu vực làm việc mong muốn, kết hợp cùng nhận thức về những yếu tố phù hợp với nền tảng cá nhân bạn. Chuẩn bị cẩn thận sẽ giúp bạn trả lời tốt những câu hỏi của phỏng vấn viên về việc bạn khám phá được gì về công ty và công việc, rồi sau đó bạn có thể linh động nói thêm những câu đại ý như “Tất nhiên việc trao đổi về lương sẽ ý nghĩa hơn khi chúng ta đã đi đến bước thảo luận về đề nghị làm việc.” Đừng hạ thấp mức lương kỳ vọng của mình một cách thiếu cơ sở, tuy nhiên hãy tỏ ý cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn để ngỏ khả năng thương lượng và xem xét các phúc lợi hợp lý khác bù vào tổng thu nhập nhé!
 
 
 
#3. “Dù kết quả thế nào chúng tôi cũng sẽ phản hồi bạn”
 
Sự thật là có thể bạn không bao giờ nhận được câu trả lời hoặc nhận tin vào lúc không còn mong đợi. Có nhiều lý do khác nhau, nhưng tình trạng thiếu thông tin phản hồi sau phỏng vấn có thể cho thấy sự thiếu quyết đoán của một số thành viên trong nhóm tuyển dụng.
 
Cách xử lý: Chủ động “ra tay” trước khi lời nói dối này xuất hiện! Luôn rời khỏi phòng phỏng vấn khi đã được nhà tuyển dụng cho biết thời gian dự kiến có kết quả. Bằng cách này, bạn sẽ không tự tra tấn bản thân với những trông ngóng, cảm giác tuyệt vọng, hay hỏi rằng “có quá sớm không nếu hôm nay tôi liên lạc với công ty hỏi thăm kết quả”. Nếu họ hẹn sẽ có câu trả lời vào thứ Sáu tuần tới, chúc mừng bạn vì đã có cột mốc cụ thể để chờ đợi. Nếu sau đó họ không trả lời, bạn có thể gửi đi một email nội dung nhã nhặn để hỏi thăm sau email cảm ơn đã gửi đi khi vừa được phỏng vấn xong. Bạn thậm chí có thể tận dụng nội dung thư này giới thiệu bản thân thêm lần nữa. Nếu có ý tưởng mới và hay về các vấn đề đã trao đổi trong buổi phỏng vấn, đây là thời điểm tốt để bổ sung với họ. Nếu nhà tuyển dụng cần thêm thời gian, hãy thiện chí chờ đợi – nhưng cần thể hiện sự kiên quyết và thân thiện khi theo dõi quá trình.
 
Bên cạnh đó nên nhớ, với những nhà tuyển dụng không tiếp tục dõi theo bạn sau quá trình phỏng vấn, dù chỉ là gửi đi thông điệp “Không, cảm ơn anh!” thì đây là dấu hiệu chỉ ra rằng có đôi điều “sai sai” với công ty này. Nhà tuyển dụng thông minh sẽ luôn khéo léo đối xử với người tìm việc như cách họ chinh phục khách hàng.
 
#4. “Chúng tôi chưa phỏng vấn xong hết ứng viên”
 
Đôi khi đây là sự thật. Đôi khi thông tin này cho thấy bạn chỉ là lựa chọn dự phòng của công ty. Lời tuyên bố nghe như thể ít nhất công ty cũng sẽ gặp gỡ một danh sách dài các ứng viên mạnh và tiềm năng cho vị trí công việc bạn đang mong muốn, nhưng thực tế không hẳn là vậy. Thỉnh thoảng nhà tuyển dụng sẽ dùng câu nói này như chiến thuật trì hoãn khi vẫn đang muốn tìm thêm một người hoàn hảo hơn tất cả những ứng viên đã gặp.
 
Cách xử lý: Tiếp nhận câu nói này như cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực bản thân! Nếu sau khi phỏng vấn bạn phải chờ công ty “phỏng vấn hết các ứng viên khác” thì hãy đặt ra những câu hỏi như, “Anh chị có câu hỏi hoặc thắc mắc cụ thể nào về khả năng xử lý bất kỳ khía cạnh nào trong công việc của tôi không? Tôi muốn giải quyết và chứng minh rằng mình là ứng viên hoàn hảo.”
 
Mọi cơ hội tương tác với phỏng vấn viên hoặc chuyên viên tuyển dụng là cơ hội để bạn thuyết phục chọ rằng mình thích hợp nhất cho vị trí để trống. Nếu bạn nhận được một câu trả lời có phần mơ hồ hoặc khá rối rắm, hãy đưa ra những câu hỏi trực tiếp có thể giúp bạn hiểu rõ điều đang thực sự diễn ra.
 
Có rất nhiều điều cần giải đáp khi một người bắt đầu tìm việc. Hồ sơ dài bao nhiêu thì tốt? Nhà tuyển dụng có ý định liên lạc lại với tôi sau cả thế kỷ để tôi chờ đợi không? Đến dự phỏng vấn nên đeo cà vạt không? Có thể thương lượng thêm thời gian nghỉ phép không? Đây chỉ mới là giai đoạn tìm kiếm, đến khi thực sự nhận được việc rồi bạn sẽ lại có hàng tá câu hỏi khác nữa. Đôi khi bạn có thể cảm thấy nơi làm việc như một mê cung khổng lồ, nhưng đừng quá lo lắng chúng tôi luôn sẵn sàng bên cạnh, vẽ ra lộ trình tốt nhất hỗ trợ bạn chạm tới đích đến sự nghiệp.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong