banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 13/05/2019, 03:19 PM
Chủ đề này đã có 520 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Những yếu tố quan trọng mà các designer nhất định phải nắm khi làm nghề
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Công nghệ, bối cảnh xã hội và cách làm việc sẽ liên tục thay đổi. Để bắt kịp với các thay đổi đó, các nhà thiết kế phải không ngừng học hỏi và trau dồi các khái niệm cơ bản, phương pháp, lý thuyết và kỹ thuật trong công việc.
Nhưng sự thật là chẳng ai có đủ ”ba đầu sáu tay” để có thể nắm bắt hết các điều trên, vì vậy các nhà thiết kế thường chỉ tập trung vào một khía cạnh tại một thời điểm cụ thể. Điều quan trọng hơn hết là các nhà thiết kế phải hiểu rõ nguồn gốc và cách vận hành của thiết kế và nghệ thuật, cách chúng được áp dụng về nhiều mặt như chính trị, kinh tế và tiến bộ trong công nghệ.
 
 
 
Có khá nhiều nhánh của ”nghệ thuật hữu dụng” - thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất - được sinh ra ở các khu đô thị vào đầu thế kỷ XX nhằm giúp những công nhân trong nền kinh tế công nghiệp mới có cơ hội được thể hiện bản thân mình. Do không được đào tạo bài bản, các công nhân phải cạnh tranh hết sức mình để hoàn thành công việc nhanh hơn với giá rẻ hơn. Ngày nay tình hình tương tự vẫn tồn tại: các nhà thiết kế vững chuyên môn và nắm bắt được xu thế sẽ có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài của mình, trái ngược với việc thiết kế theo thời vụ, bởi vì kỹ năng và yêu cầu công việc ngành thiết kế thường xuyên thay đổi liên tục và các công việc hiện nay thường được tự động hoá khá nhiều.
 
Nhưng nguồn gốc của lĩnh vực này là gì? Đối với đồ họa và thiết kế truyền thông, sẽ có nhiều hơn một nguồn gốc xuất xứ. Ví dụ, một nhà thiết kế web sẽ thiết kế trang web của mình dựa vào những khuôn khổ và ý tưởng khác nhau từ thuở sơ khai của Internet, và có thể đó là cách mà chúng ta có giao diện web như ngày nay.
 
Một nhà thiết kế sản phẩm số có thể tìm thấy cảm hứng cho thiết kế của mình dựa vào nguồn gốc và lý thuyết từ các mẫu thiết kế công nghiệp. Một nhà thiết kế biên tập có thể tìm nguồn cảm hứng từ các bản in truyền thông, trong khi một nhà thiết kế làm việc trong ngành quảng cáo sẽ tham khảo nguồn gốc của quảng cáo và tiếp thị. Tuy nhiên, nguồn gốc chung của các ngành thiết kế chính là nguồn gốc của những ý tưởng được thể hiện thông qua hình thức, là một cái gì đó chỉ có thể được hiểu thông qua việc nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, kiến trúc, hoặc lịch sử thiết kế của các sự vật.
 
Những khái niệm cơ bản
 
Nguồn gốc lý giải cho chúng ta ý nghĩa ẩn chứa sau mỗi sự vật, sự việc mà chúng ta thấy, đó là lý do tại sao nguồn gốc lại rất quan trọng. Để hiểu rõ về những mối liên kết này, những nhà thiết kế cần phải mở rộng tầm mắt quan sát thế giới và sự vật vào một thời điểm xác định, cũng như cả quá khứ và hiện tại. Từ đây, những nhà thiết kế cần có khả năng tổng hoà các định dạng, hình thức và hình ảnh lại với nhau và đánh giá xem liệu thứ mình đang quan sát có truyền tải một thông điệp tới một đối tượng đã định hay không. Và sau đó họ cần học cách sử dụng các hệ thống về các mối quan hệ này, hay còn có một tên gọi khác đó là các quy tắc hoặc hướng dẫn.
 
Tải mẫu cv mới nhất, tập hợp nhiều mẫu cv các lĩnh vực, truy cập link  https://vietcv.io/
 
 
Để làm được điều đó đòi hỏi các nhà thiết kế phải học các nguyên tắc bố cục cơ bản như cân bằng, nhịp điệu, sự chuyển động và tỷ lệ, sau đó hiện thực hoá thông qua quy mô, vị trí, giá trị và cuối cùng là sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng, kết cấu và không gian để thể hiện. Kỹ năng này, hay còn được biết với cái tên là bố cục, có thể học được thông qua việc thực hành, quan sát và phản chiếu những gì được học. Các nhà thiết kế có thể học bố cục thông qua quy tắc Gestalt như khoảng cách, sự tương đồng, tính đơn giản, tính liền mạch, sự phân chia, xuất hiện và kết thúc. Bố cục cũng là một kỹ năng cơ bản cho các họa sỹ minh hoạ, nhiếp ảnh gia, và các hoạ sĩ mỹ thuật.
 
Từ đó, một nhà thiết kế cần phải biết được mối quan hệ giữa kiểu chữ và ý nghĩa của nó, cũng như cách bố trí chữ để truyền đạt ý nghĩa, hay còn gọi là typography. Giống như bố cục, các kỹ năng này được học thông qua việc luyện tập sử dụng và đánh giá các mẫu typography và sự sắp xếp của chúng.
 
Các mối liên hệ này liên tục thay đổi. Thị hiếu của người xem cũng liên tục thay đổi. Một mẩu quảng cáo sử dụng kiểu chữ Helvetica mảnh khảnh sẽ cực kỳ nổi bật vào năm 1960. Vào năm 1960, đây là dấu hiệu của một bước tiến nhảy vọt, một sự khác biệt, còn hiện tại thì mẫu chữ này được xem là mẫu chữ hoài cổ, đại diện cho những năm 60.
 
Tuỳ theo ngữ cảnh mà màu sắc sẽ thể hiện các ý nghĩa khác nhau, các kiểu chữ cũng vậy, chúng sẽ được hiểu khác nhau tùy thuộc vào những gì xung quanh chúng, những gì liên kết với chúng và cách chúng đã được sử dụng trước đây. Hình ảnh cũng vậy, chúng sẽ được hiểu tuỳ vào mối liên kết và thời gian mà người xem thưởng lãm. Sự hiểu biết cơ bản về lịch sử nghệ thuật và thiết kế giúp người thiết kế hiểu và truyền tải mối quan hệ giữa phông chữ, hình ảnh và cấu trúc với ý nghĩa của chúng.
 
Để xây dựng các hệ thống mối quan hệ này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc cũng như thuần thục trong việc phân cấp và tạo sự tương phản. Phân cấp trực quan giúp người dùng hoặc người đọc hiểu rõ hơn về mức độ cấp thiết của sự vật. Sự tương phản giúp người dùng phân biệt được các sự vật với nhau.
 
Lấy ví dụ với bảng chữ cái - thiết kế một bảng chữ cái hoàn chỉnh là một ví dụ điển hình cho việc thiết kế một hệ thống không cấp bậc. Mỗi chữ cái phải khác biệt với những chữ còn lại, nhưng đừng phá cách quá lố. Ví dụ, chữ “a” phải khác biệt rõ ràng với chữ “e” và bạn cần phân biệt được “i” và “l”. Giả sử bạn làm cho chữ ”w” hoặc chữ ”m” quá lớn, quá nổi bật thì người đọc sẽ rất khó để theo kịp và nắm được ý của từ. Trong các hệ thống nhận diện thương hiệu, hệ thống chỉ đường, các chiến dịch quảng cáo và sách, có nhiều tình huống mà các yếu tố cần phải giống nhau và ngược lại, có một vài tình huống mà các yếu tố phải có sự khác biệt rõ ràng. Các nhà thiết kế cần nắm được cách sử dụng, tạo và triển khai các hệ thống này, sau đó mã hoá hệ thống phân cấp trong thiết kế của mình.
 
Quy trình
 
Quy trình thiết kế là một chuỗi tập hợp các bước xử lý khác nhau. Quy trình thiết kế bao gồm nghiên cứu, lên ý tưởng, tạo mẫu, tạo bước lặp và trình bày. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp cận từng loại này theo các cách khác nhau tùy thuộc vào phương tiện, đối tượng khán giả và mục đích của truyền thông.
 
 
 
Bước nghiên cứu thường là bước rất khó để xác định - vì tại bước này, chúng ta phải có cái nhìn tổng quát lên toàn bộ dự án. Hồi còn đi học, từ nghiên cứu được định nghĩa đơn giản là đọc và trích dẫn nguồn. Tuy nhiên, trong thực tế thì các nhà thiết kế phải thử rất nhiều cách khác nhau để thực hiện việc nghiên cứu, kể cả tạo ra các bản mẫu để thử nghiệm. Bất cứ điều gì liên quan đến việc lĩnh hội kiến thức và sau đó truyền đạt hoặc chia sẻ những gì đã học được thì đều là nghiên cứu, và trong thiết kế, việc lĩnh hội kiến thức có thể đạt được bằng cách đọc, tìm kiếm thông tin, trao đổi, lắng nghe, hoặc thực hành. Tóm lại, nghiên cứu chính là việc học và lĩnh hội kiến thức mới, được thể hiện một cách rõ ràng và hữu hình.
 
Ví dụ, một dự án trang web thương mại có thể bắt đầu bằng một phân tích trực quan, bằng văn bản về các công nghệ hiện có, hoặc cũng có thể bằng một cuộc khảo sát của những người sẽ sử dụng trang web. Trong khi việc tái thiết kế nhận dạng thương hiệu có thể bắt đầu bằng cách thu thập và phân tích những hình ảnh và biểu tượng của các thương hiệu cạnh tranh hoặc có liên quan.
 
Một cuốn sách hoặc một trang web thường được hiện thực hoá thông qua việc phân tích nội dung và sử dụng hệ thống lưới, trong khi bìa sách hoặc các hình ảnh nghệ thuật có thể bắt đầu với việc đọc một đoạn trích của bài viết và phân tích đoạn trích đó thành những từ khoá. Tất cả các phương pháp tiếp cận kể trên được gọi là nghiên cứu tiền đề
 
 
 
Một phần quan trọng khác và đồng thời cũng là mục đích của giai đoạn nghiên cứu đó chính là xác định vấn đề. Kể cả khi làm việc với một khách hàng quả quyết rằng ”Tôi đã hiểu rõ và nắm được vấn đề rồi”, thì các nhà thiết kế cũng vẫn phải thực hiện các bước kiểm tra các trường hợp giả định và xác định nguồn gốc và bản chất của vấn đề trước khi thực hiện công việc. Đôi khi giai đoạn này sẽ được gọi là Tìm hiểu (Discovery), đây là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành Luật dùng để biểu thị khoảng thời gian xem xét và tìm hiểu các vấn đề của các bên liên quan.
 
Sự hình thành ý tưởng cũng có thể có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào môi trường và bối cảnh xã hội của sản phẩm. Một nhóm thiết kế lớn có thể sử dụng các phương pháp tư duy thiết kế chuẩn mực để đưa ra ý tưởng.
 
Trong khi đó, các nhà thiết kế nhỏ lẻ và dân không chuyên sử dụng các công cụ hỗ trợ và các diễn đàn cung cấp phản hồi để tối đa hoá việc hình thành nhiều ý tưởng khác nhau, và sau đó chọn lọc xem ý tưởng nào có thể sử dụng được. Một cá nhân làm việc với một nhóm lớn hơn có thể phác hoạ ra ý tưởng riêng của mình và sau đó có thể đem ý tưởng đó để thảo luận với một hoặc nhiều thành viên khác.
 
 
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong