Ứng viên nên làm hoặc tránh những gì khi đi phỏng vấn?
CV của bạn gấy ấn tượng với người tuyển dụng, bạn nhận được lời mời phỏng vấn và giờ bạn cần phải ghi điểm để có được công việc. Các cuộc phỏng vấn có thể khá đáng sợ, nhưng sự thành công cuối cùng có được lại là do sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự dễ mến và tự tin.
Đặc biệt, đối với một sinh viên mới ra trường khi tham gia phỏng vấn việc làm có thể là một trải nghiệm hoàn toàn mới. Nếu cuộc phỏng vấn đầu tiên khiến bạn cảm thấy vô cùng căng thẳng, thì những cuộc phỏng vấn tiếp theo nữa sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn.
Tuy nhiên, tham dự nhiều cuộc phỏng vấn không có nghĩa là mọi thứ sẽ suôn sẻ. Đó là lý do Tuyển dụng Ominext chia sẻ danh sách những điều nên hoặc không nên làm dành cho những ứng viên tìm việc giàu kinh nghiệm, để giúp bạn thể hiện tốt hơn trong buổi phỏng vấn tiếp theo.
1. Nghiên cứu kỹ
Đây chắc chắn là điều tốt nhất bạn cần làm để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn bất kể bạn là sinh viên mới ra trường hay một ứng viên dày dạn kinh nghiệm. Tìm hiểu và nghiên cứu trước luôn là bí quyết hàng đầu mà các chuyên gia gợi ý trước khi bạn đến một buổi phỏng vấn. Điều này không chỉ giúp tăng đáng kể khả năng bạn thành công trong buổi phỏng vấn, mà trên thực tế rất nhiều ứng viên đã không tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đến phỏng vấn.
Hãy nhớ 3 điều bạn cần phải tìm hiểu đó là: Công ty, Người phỏng vấn và Vị trí công việc bạn ứng tuyển
Làm theo 3 bước đơn giản trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn và bạn cũng sẽ lường trước được điều gì đang chờ bạn trong buổi phỏng vấn.
2. Đừng chủ quan
Mỗi cuộc phỏng vấn đều đặc biệt bởi nó phụ thuộc chủ yếu vào nhà tuyển dụng, công ty và vị trí mà bạn phỏng vấn. Đừng cố nghĩ rằng bạn biết những gì sẽ xảy đến bởi điều này sẽ khiến bạn chuẩn bị không kỹ càng cho buổi phỏng vấn.
3. Sự tự tin và nhiệt huyết là trên hết
Hãy nhớ đến buổi phỏng vấn đầu tiên của bạn, khi mà bạn luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng bởi bạn không biết điều gì đang chờ đợi mình. Nhưng bây giờ, khi đã phỏng vấn hàng nhiều rồi, bạn cần phải tự tin hơn. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy một chút căng thẳng, cũng đừng tỏ ra quá lo lắng vì điều đó thật bình thường.
Trong suốt buổi phỏng vấn, hãy cố hết sức thể hiện lòng nhiệt huyết cũng như sự tự tin của bạn. Hãy bắt đầu bằng một nụ cười. Nhớ rằng, nụ cười luôn có tính lan truyền và nó sẽ làm giảm căng thẳng của buổi phỏng vấn. Nếu bạn chào người phỏng vấn của mình bằng một nụ cười, họ sẽ có thể cười lại với bạn. Điều này phần nào sẽ tạo ra không khí tốt cho buổi phỏng vấn.
Hãy nhớ rằng tự tin và lòng nhiệt huyết có thể được truyền tải cả bằng lời nói và hành động. Do đó, bạn cần thẳng thắn trao đổi với người phỏng vấn “Tôi thực sự hào hứng với buổi phỏng vấn này” hoặc “Tôi rất vui về cơ hội hợp tác cùng công ty” .
4. Dù sao hãy khiêm tốn
Vấn đề mà những ứng viên giàu kinh nghiệm hay mắc phải là tỏ ra kiêu ngạo thay vì tự tin.
Trong bài viết “Đừng tỏ ra là một ứng viên biết tuốt trong buổi phỏng vấn” của chuyên viên hướng nghiệp Pamela Skillings có nêu rõ những ví dụ cụ thể mà ứng viên hành xử kiêu ngạo khi có những bình luận tiêu cực về logo công ty hoặc khi họ thể hiện thái độ không tốt.
Skillings đồng thời là người sáng lập biginterview.com cho biết một cuộc phỏng vấn “không phải là cuộc tỉ thí xem ai là người thông minh hơn.” Mà đó là một cơ hội cho ứng viên thể hiện họ là ai và họ sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty mà họ đang tham gia phỏng vấn. Hãy nhớ rằng trong một buổi phỏng vấn, đừng bao giờ khiến người phỏng vấn bạn cảm thấy họ ngớ ngẩn và có thái độ phòng thủ hoặc khó chịu về bạn. Bạn muốn tạo một mối liên hệ, xây dựng quan hệ tốt và để lại một ấn tượng tích cực cơ mà.”
5. Hãy “PR” bản thân
Mặc dù bạn cần cảnh giác với việc tỏ ra quá kiêu ngạo trong buổi phỏng vấn, bạn cũng cần phải cho bản thân cơ hội để thể hiện tài năng của mình.
Bởi cuối cùng, một buổi phỏng vấn vẫn là để tìm hiểu xem kinh nghiệm và kỹ năng của bạn là gì, và làm cách nào để bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với vị trí việc làm này nhất. Hãy chuẩn bị thật tốt để thảo luận với người phỏng vấn về hồ sơ việc làm của bạn. Thông thường, người phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi dựa vào những gì bạn thể hiện trong hồ sơ việc làm. Nhưng bởi hầu hết hồ sơ đều là bản tóm tắt ngắn gọn về năng lực của ứng viên, bạn cần phải sẵn sàng để giải thích kỹ hơn về những gì được viết trong đó.
Hãy cẩn trọng, bởi nếu bạn thổi phồng quá mức về mình, phóng đại khả năng bản thân sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn nói quá nhiều về bản thân mình.
|