Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Ứng dụng công nghệ 4.0 của Siemens vào giáo dục nghề nghiệp
Ngày 20/6/2019, tại Hà Nội, Trường CĐ Cơ điện Hà Nội phối hợp với hãng Siemens cùng Công ty TNHH Giải pháp công nghệ hoàn hảo – Top Solutions tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 của Siemens trong giáo dục nghề nghiệp”.
Với mục đích phổ cập công nghệ mới nhất vào giáo dục nghề nghiệp (GDNN), hội thảo chia sẻ những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực đào tạo. Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cho biết: Hệ thống của Siemens đang được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở GDNN, đặc biệt trong lĩnh vực tự động hóa, cơ khí.
Liên quan đến công nghệ 4.0 trong lĩnh vực cơ khí, cụ thể trong cắt gọt kim loại (CNC), đây là một cơ hội để các trường tiếp cận với công nghệ mới, đặc biệt là các ứng dụng trong đào tạo nghề. Hiện đào tạo nghề cho sinh viên đang thực hiện rất nhiều giờ thực hành với các kiến thức liên quan đến đồ họa, mô phỏng.
Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cũng như một số trường cao đẳng nghề khác đã đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị đào tạo liên quan đến cắt gọt kim loại sử dụng phần mềm của Siemens. Vì vậy, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và tiềm năng giữa cơ sở GDNN với Siemens để cùng hợp tác, phát triển. Bên cạnh các gói tài trợ phần mềm hệ thống, Siemens sẽ đào tạo cho các giảng viên của các cơ sở GDNN.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề nhấn mạnh: Đây là bước khởi đầu của sự phối hợp công tư trong lĩnh vực GDNN gắn với CMCN 4.0. Xây dựng chiến lược phát triển GDNN gắn với CMCN 4.0, Chính phủ đang thúc đẩy nhanh chóng tiếp thu những công nghệ mới.
GDNN là đào tạo kỹ năng, tay nghề, tuy nhiên, Siemens đã đưa ra một khái niệm khác trong vấn đề đào tạo đó là đào tạo trên máy tính và kỹ thuật số. Như vậy, với đào tạo kỹ thuật số sẽ không phải là một phần mềm cụ thể nữa, mà đó là một chuỗi gắn kết với nhau để đào tạo kỹ năng cho người lao động, từ lập trình cho đến thiết kế, đào tạo. Kết nối thực tế với phần mềm, giữa ảo và thật để lựa chọn những giải pháp tối ưu, đây cũng là một vấn đề còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam.
|